Giấy đăng ký kết hôn bị rách, lem chữ có xin cấp lại được không?
Giấy đăng ký kết hôn bị rách, lem chữ khó đọc có xin cấp lại được không?
Khái niệm giấy đăng ký kết hôn?
Khoản 7 Điều 4 Luật hộ tịch 2014 định nghĩa Giấy chứng nhận kết hôn (còn gọi là giấy đăng ký kết hôn) như sau:
“Giấy chứng nhận kết hôn là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho hai bên nam, nữ khi đăng ký kết hôn; nội dung Giấy chứng nhận kết hôn bao gồm các thông tin cơ bản quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.”
Điều kiện để cấp lại giấy đăng ký kết hôn là gì?
Khoản 1 Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về điều kiện để được cấp lại giấy đăng ký kết hôn như sau:
"Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại."
Như vậy, muốn cấp lại giấy đăng ký kết hôn phải thỏa mãn hai điều kiện:
Thứ nhất, đã đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01/01/2016.
Thứ hai, Sổ đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký hộ tịch và giấy đăng ký kết hôn của người yêu cầu cấp lại giấy đăng ký kết hôn đều bị mất.
Do trường hợp của anh/chị bản chính giấy đăng ký kết hôn bị rách, lem mất chữ không thuộc trường hợp được đăng ký lại kết hôn nên Uỷ ban nhân dân xã/phường sẽ từ chối cấp lại giấy đăng ký kết hôn. Tuy nhiên anh/chị có thể xin cấp bản sao trích lục kết hôn theo trình tự thủ tục được pháp luật quy định.
Thẩm quyền cấp bản sao trích lục kết hôn
Căn cứ Điều 63 Luật hộ tịch 2014 quy định về thẩm quyền cấp bản sao trích lục kết hôn như sau:
“Cá nhân không phụ thuộc vào nơi cư trú có quyền yêu cầu Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch của mình đã được đăng ký.”
Có nghĩa là anh/chị có thể đến Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch ở bất kì địa phương nào (không nhất thiết phải là nơi thường trú hay tạm trú) để yêu cầu cấp bản sao trích lục kết hôn.
Hồ sơ và trình tự thủ tục yêu cầu cấp bản sao trích lục kết hôn
Thành phần hồ sơ gồm có:
1. Giấy tờ phải xuất trình:
Khoản 2 Điều 9 Luật Hộ tịch 2014 và khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về các loại giấy tờ phải nộp khi có yêu cầu cấp bản sao trích lục kết hôn như sau:
Bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân.
Trong giai đoạn chuyển tiếp, người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú.
2. Giấy tờ phải nộp khi xin cấp bản sao trích lục kết hôn theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Luật hộ tịch 2014 như sau:
Tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch theo mẫu đối với trường hợp người yêu cầu là cá nhân.
Thời hạn cấp bản sao trích lục kết hôn là bao lâu?
Căn cứ khoản 3 Điều 5 Luật hộ tịch 2014 quy định về thời gian giải quyết việc cấp bản sao trích lục như sau:
"Đối với những việc hộ tịch mà Luật này không quy định thời hạn giải quyết thì được giải quyết ngay trong ngày; trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo."
Như vậy, việc cấp bản sao trích lục kết hôn sẽ được giải quyết ngay trong ngày; trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.
Lệ phí cấp bản sao trích lục kết hôn là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 11 Luật hộ tịch 2014 quy định về lệ phí như sau:
“1. Miễn lệ phí đăng ký hộ tịch trong những trường hợp sau:
a) Đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật;
b) Đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn, giám hộ, kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.
2. Cá nhân yêu cầu đăng ký sự kiện hộ tịch khác ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, yêu cầu cấp bản sao trích lục hộ tịch phải nộp lệ phí.
Bộ Tài chính quy định chi tiết thẩm quyền thu, mức thu, nộp, chế độ quản lý và sử dụng lệ phí hộ tịch.”
Đồng thời, Điều 4 Thông tư 281/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí khai thác, sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu hộ tịch, phí xác nhận có quốc tịch việt nam, phí xác nhận là người gốc việt nam, lệ phí quốc tịch quy định về việc cấp bản sao trích lục có phí là 8.000đ/bản.
Do đó, trường hợp của anh/chị có thể yêu cầu cấp bản sao trích lục kết hôn chứ Ủy ban nhân dân sẽ không cấp lại giấy đăng ký kết hôn.
Tải về mẫu Tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch mới nhất 2023: Tại Đây
Phạm Tiến Đạt
- Điều 4 Thông tư 281/2016/TT-BTC
- Căn cứ Điều 11 Luật hộ tịch 2014
- khoản 3 Điều 5 Luật hộ tịch 2014
- khoản 1 Điều 64 Luật hộ tịch 2014
- khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP
- Khoản 2 Điều 9 Luật Hộ tịch 2014
- Căn cứ Điều 63 Luật hộ tịch 2014
- Khoản 1 Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP
- Khoản 7 Điều 4 Luật hộ tịch 2014
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kết hôn có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên dự bị được tham gia đào tạo trung cấp lý luận chính trị không? Ai đào tạo trung cấp lý luận chính trị?
- Cấm lợi dụng hoạt động giáo dục để thực hiện hành vi nào? Nhà trường được phép hoạt động giáo dục khi nào?
- Có sáp nhập tỉnh 2025 không? Thông tin sáp nhập tỉnh lan truyền trên mạng xã hội là không chính xác đúng không?
- Đổi tên hội từ ngày 26/11/2024 như thế nào? Điều kiện thành lập hội ra sao? Nội dung chính của điều lệ hội gồm những gì?
- Lễ Tạ ơn là gì? Lễ Tạ ơn có ý nghĩa gì? Lễ Tạ ơn (Lễ Thanksgiving) có phải là ngày lễ lớn không?