Giấy phép lao động của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam hết thời hạn có được cấp lại không?
- Giấy phép lao động của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam hết thời hạn có đồng nghĩa với giấy phép lao động hết hiệu lực không?
- Giấy phép lao động của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam hết thời hạn có được cấp lại không?
- Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi Giấy phép lao động hết thời hạn mà không đăng ký lại bị phạt bao nhiêu?
Giấy phép lao động của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam hết thời hạn có đồng nghĩa với giấy phép lao động hết hiệu lực không?
Căn cứ Điều 156 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Các trường hợp giấy phép lao động hết hiệu lực
1. Giấy phép lao động hết thời hạn.
2. Chấm dứt hợp đồng lao động.
3. Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.
4. Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp.
5. Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh giấy phép lao động hết thời hạn hoặc chấm dứt.
6. Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
7. Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động.
8. Giấy phép lao động bị thu hồi.
Theo quy định này, Giấy phép lao động của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam hết thời hạn là một trong những trường hợp làm mất hiệu lực của Giấy phép lao động.
Hay nói cách khác, Giấy phép lao động của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam hết thời hạn đồng nghĩa với Giấy phép lao động hết hiệu lực.
Giấy phép lao động của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam hết thời hạn (hình từ Internet)
Giấy phép lao động của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam hết thời hạn có được cấp lại không?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Các trường hợp cấp lại giấy phép lao động
1. Giấy phép lao động còn thời hạn bị mất.
2. Giấy phép lao động còn thời hạn bị hỏng.
3. Thay đổi họ và lên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc ghi trong giấy phép lao động còn thời hạn.
Theo đó, Giấy phép lao động của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam hết thời hạn không thuộc bất kỳ trường hợp nào được cấp lại Giấy phép lao động theo quy định của pháp luật.
Và theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 152/2020/NĐ-CP có quy định về điều kiện để gia hạn Giấy phép lao động là Giấy phé đã được cấp còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày.
Như vậy đối với Giấy phép lao động của người lao động đã hết thời hạn sẽ không được cấp lại cũng như không thuộc trường hợp được gia hạn. Trường hợp này nếu muốn tiếp tục làm việc tại Việt Nam thì người lao động nước ngoài cần đăng ký lại Giấy phép.
Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi Giấy phép lao động hết thời hạn mà không đăng ký lại bị phạt bao nhiêu?
Theo Điều 32 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi vi phạm một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng nội dung hoặc báo cáo không đúng thời hạn về tình hình sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định;
b) Không gửi hợp đồng lao động bản gốc hoặc bản sao có chứng thực đã ký kết sau khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động hoặc gia hạn giấy phép lao động tới cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép lao động hoặc gia hạn giấy phép lao động theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép lao động đó đối với trường hợp người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức hợp đồng lao động.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài không đúng với nội dung ghi trên giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có một trong các hành vi sau đây:
a) Làm việc nhưng không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật;
b) Sử dụng giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực.
4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người;
b) Từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 20 người;
c) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 21 người trở lên.
5. Hình thức xử phạt bổ sung
Trục xuất người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Như đã phân tích ở trên, trường hợp Giấy phép lao động hết thời hạn là một trong những trường hợp làm mất hiệu lực của Giấy phép lao động, hay được hiểu là Giấy phép lao động hết thời hạn sẽ không còn giá trị pháp lý.
Điều này đồng nghĩa với việc nếu người lao động nước ngoài tiếp tục làm việc tại Việt Nam mà không thực hiện cấp mới Giấy phép lao động sẽ thuộc trường hợp người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có Giấy phép lao động.
Theo đó, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi Giấy phép lao động hết thời hạn mà không đăng ký lại sẽ bị phạt hành chính từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.
Đồng thời người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi Giấy phép lao động hết thời hạn mà không đăng ký lại sẽ bị trục xuất khỏi Việt Nam.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giấy phép lao động có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?
- Phổ cập giáo dục là gì? Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục cho cấp học nào? Ai thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục?
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?
- Mẫu Đơn đề nghị tách hội mới nhất? Hướng dẫn lập đơn đề nghị tách hội? Tải về mẫu đơn đề nghị tách hội ở đâu?
- Tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu cho phép đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc theo Thông tư 38/2024 thế nào?