Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3) có phải là ngày Quốc lễ? Lễ phẩm dâng cúng Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương gồm có những gì?
Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3) có phải là ngày Quốc lễ không?
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (còn được gọi là Lễ hội Đền Hùng) diễn ra vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm.
Theo quy định tại Mục I Hướng dẫn 796/HD-BVHTTDL năm 2009 thì Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày Quốc lễ.
Đây cũng là dịp nhân dân ta tỏ lòng biết ơn sâu sắc các vị Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước; giáo dục đạo lý "uống nước nhớ nguồn", củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Giỗ Tổ Hùng Vương phải được tổ chức trọng thể, an toàn, tiết kiệm, nghi thức tưởng niệm các Vua Hùng long trọng, tạo không khí tưởng niệm thiêng liêng, hướng về cội nguồn.
Các hoạt động văn hóa trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương lành mạnh, phong phú, hấp dẫn, quy tụ được những sinh hoạt văn hóa dân gian truyền thống đặc sắc của các vùng văn hóa tiêu biểu, kết hợp được những nội dung truyền thống với văn hóa văn minh hiện đại, đáp ứng yêu cầu giáo dục và yêu cầu thẩm mỹ của thời đại mới.
Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3) có phải là ngày Quốc lễ? (Hình từ Internet)
Lễ phẩm dâng cúng Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương gồm có những gì?
Căn cứ quy định tại Mục II Hướng dẫn 796/HD-BVHTTDL năm 2009 thì vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch tại những tỉnh, thành phố có đền thờ Vua Hùng có nguyện vọng thì có thể tổ chức Giỗ Tổ tại địa phương (được gọi là làm Giỗ vọng).
Lễ phẩm dâng cúng Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương tại những địa phương này gồm có:
- Bánh chưng 18 chiếc (gói bọc lá dong tươi, lạt giang nhuộm hồng).
- Bánh dày 18 chiếc (có dán chữ Phúc màu đỏ).
- Hương hoa, nước, trầu, cau, rượu và ngũ quả.
Nghi lễ dâng hương được tiến hành như sau:
- Đúng giờ ấn định tổ chức ngày lễ 10-3 âm lịch: Đội nhạc lễ, đoàn rước rồng dẫn đầu, tiếp theo đến kiệu văn, kiệu bát cống mang án thư và lễ phẩm (bánh chưng, bánh dày) đi trước.
Chủ lễ dẫn đầu đoàn dâng hương đi đến trước hương án dâng bánh dày, bánh chưng, dâng hương, hoa (có dải băng lụa đỏ ghi dòng chữ: Đời đời nhớ ơn các Vua Hùng).
- Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát hiệu lệnh cử hành nhạc lễ, sau đó đọc lời tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu dự lễ.
Tiếp đó giới thiệu và mời chủ lễ lên dâng hương, hoa và lễ vật.
Trong thời gian chủ lễ làm thủ tục lễ, tấu nhạc lễ làm nền.
Khi chủ lễ làm xong các nghi thức, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch mời chủ lễ đọc diễn văn tưởng nhớ công ơn của các vua Hùng, báo công, giao trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể của địa phương để phấn đấu thực hiện.
- Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch mời các đại biểu lần lượt lên dâng hương tưởng niệm vua Hùng.
Có tổ chức các hoạt động tuyên truyền Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương trên phương tiện thông tin đại chúng không?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương như sau:
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương
1. Năm lẻ 5, năm khác:
a) Tại Phú Thọ, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ dâng hương. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ là Chủ lễ dâng hương;
b) Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có di tích, đền thờ Vua Hùng tổ chức dâng hương tưởng niệm;
c) Nghi thức tưởng niệm thực hiện thống nhất trong cả nước theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
d) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương.
2. Năm tròn:
a) Tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương cấp quốc gia:
Tại Phú Thọ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ tổ chức lễ Giỗ Tổ Hùng Vương;
Chủ tịch nước là Chủ lễ dâng hương;
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước (1 trong 3 chức danh: Tổng Bí thư, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội), nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, đại diện kiều bào và đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Phú Thọ dự lễ kỷ niệm;
Việc mời khách nước ngoài do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
b) Các hoạt động khác được tổ chức như đối với Năm lẻ 5, năm khác.
Đồng thời, căn cứ Điều 3 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. “Năm tròn”, “năm lẻ 5”, “năm khác” là số năm kỷ niệm (lần thứ) của các sự kiện.
a) “Năm tròn” là năm có chữ số cuối cùng là “0”;
b) “Năm lẻ 5” là năm có chữ số cuối cùng là “5”;
c) “Năm khác” là năm có các chữ số cuối cùng còn lại.
Riêng đối với trường hợp tổ chức ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, việc xác định “năm tròn”, “năm lẻ 5” và “năm khác” được tính theo năm dương lịch.
...
Theo quy định trên thì sẽ tổ chức các hoạt động tuyên truyền về Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giỗ tổ Hùng Vương có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viên chức Bộ Tư pháp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong bao nhiêu năm thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc?
- Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
- Đối tượng được hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai mới?
- Mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn sử dụng trong đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non?
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?