Gợi ý hạn chế khuyết điểm của bí thư chi bộ tại bản kiểm điểm bí thư chi bộ? Tải về file word mẫu bản kiểm điểm bí thư chi bộ?
Tải về file word mẫu bản kiểm điểm bí thư chi bộ?
Mẫu bản kiểm điểm bí thư chi bộ là Mẫu 02B-HD KĐ.ĐG 2023 ban hành kèm theo Hướng dẫn 25-HD/BTCTW năm 2023 (Mẫu bản kiểm điểm Đảng viên là cá nhân giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý):
Tải về file word Mẫu bản kiểm điểm bí thư chi bộ
Gợi ý hạn chế khuyết điểm của bí thư chi bộ tại bản kiểm điểm bí thư chi bộ? Tải về file word mẫu bản kiểm điểm bí thư chi bộ? (Hình từ Internet)
Gợi ý hạn chế khuyết điểm của bí thư chi bộ tại bản kiểm điểm bí thư chi bộ?
Gợi ý hạn chế khuyết điểm của bí thư chi bộ tại bản kiểm điểm bí thư chi bộ - Mẫu 02B-HD KĐ.ĐG 2023 ban hành kèm theo Hướng dẫn 25-HD/BTCTW năm 2023 (Mẫu bản kiểm điểm Đảng viên là cá nhân giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý), cụ thể:
ĐẢNG BỘ …. CHI BỘ… | ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM --------------- |
| …., ngày… tháng…. năm….. |
BẢN KIỂM ĐIỂM CÁ NHÂN
Năm ....
(Cá nhân giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý)
...
II. Hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân
1. Hạn chế, khuyết điểm.
- Chưa mạnh dạn đưa ra các đề xuất, tham mưu...
- Bản thân chưa dành nhiều thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu cương lĩnh và điều lệ của Đảng, về chính sách và pháp luật nhà nước.
- Còn chưa nhạy bén trong thực hiện chủ trương, nghị quyết, chính sách mới của Đảng và Nhà nước.
- Chưa mạnh dạn, thẳng thắn trong đóng góp ý kiến, nhận xét công việc.
- Trong việc đánh giá, sử dụng, bố trí cán bộ quản lý còn nể nang, cục bộ, chưa chú trọng phát hiện và có cơ chế thật sự để trọng dụng người có tài đức.
- Việc tham gia học tập, quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng cấp trên của một số cá nhân Đảng viên, đôi khi còn chưa tham gia đầy đủ, không đảm bảo thời gian quy định, còn đi muộn về sớm.
- Công tác tuyên truyền, giáo dục về đường lối chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống nhiều khi còn mang hình thức, chưa thực sự sâu sắc, làm hết sức mình nên chưa đủ sức động viên nhân dân.
...
2. Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm.
- Hạn chế là chưa mạnh dạn, thẳng thắn trong đóng góp ý kiến, nhận xét công việc. -> Nguyên nhân là do còn sự nể nang nên công tác đánh giá, phê bình chưa thật sự khách quan, đánh giá đúng bản chất của vấn đề.
- Hoặc hạn chế là chưa dành nhiều thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu cương lĩnh và điều lệ của Đảng, về chính sách và pháp luật nhà nước -> Nguyên nhân là do quá tập trung vào công việc, chưa sắp xếp được quỹ thời gian một cách hợp lý, dẫn đến không đủ thời gian nghiên cứu, tìm hiểu.
...
(Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo)
Hướng dẫn chi tiết cách thức kiểm điểm tự phê bình và phê bình tập thể lãnh đạo, quản lý và cá nhân theo Quy định 124?
Hướng dẫn chi tiết cách thức kiểm điểm tự phê bình và phê bình tập thể lãnh đạo, quản lý và cá nhân được quy định tại Điều 7 Quy định 124-QĐ/TW năm 2023, cụ thể:
(1) Chuẩn bị kiểm điểm
1.1. Người đứng đầu trực tiếp chỉ đạo chuẩn bị báo cáo kiểm điểm tập thể và lấy ý kiến tham gia, góp ý của các tập thể, cá nhân có liên quan.
1.2. Cá nhân chuẩn bị bản tự kiểm điểm theo nội dung quy định.
Trong đó, theo Mục 2 Hướng dẫn 25-HD/BTCTW năm 2023 thì tại điểm 1.1 và điểm 1.2, khoản 1 Điều 7 Quy định 124-QĐ/TW năm 2023 về việc chuẩn bị kiểm điểm, thực hiện như sau: - Người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo cơ quan, đơn vị trực tiếp chỉ đạo chuẩn bị báo cáo kiểm điểm của tập thể theo Mẫu 01 Tải về và lấy ý kiến đóng góp của tổ chức, cơ quan, đơn vị cùng cấp có liên quan. Dự thảo báo cáo kiểm điểm gửi trước cho các thành viên tham gia hội nghị kiểm điểm ít nhất 03 ngày làm việc. >>> Tải về Mẫu Bảng tổng hợp ý kiến góp ý đối với báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ - Mỗi cá nhân làm một bản tự kiểm điểm theo Mẫu 2A, 2B. >>> Tải về bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 mẫu 2A: tại đây >>> Tải về bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 mẫu 2B: tại đây - Ban thường vụ cấp ủy cấp trên trực tiếp thành lập đoàn (hoặc tổ) công tác dự, chỉ đạo kiểm điểm ở những nơi có gợi ý kiểm điểm; phân công cấp ủy viên, cán bộ các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy dự, chỉ đạo, tổng hợp kết quả kiểm điểm ở cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý cấp dưới và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. - Thời gian tổ chức kiểm điểm của tập thể, cá nhân ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương; đảng đoàn, ban cán sự đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý trực thuộc Trung ương tối thiểu là 02 ngày. Đối với những nơi Bộ Chính trị, Ban Bí thư gợi ý kiểm điểm thì thời gian kiểm điểm tối thiểu là 03 ngày. Các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương quy định thời gian kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân thuộc quyền quản lý. |
1.3. Cấp trên gợi ý kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân theo phân cấp quản lý khi cần thiết.
Trong đó, theo Mục 2 Hướng dẫn 25-HD/BTCTW năm 2023, tại điểm 1.3, khoản 1 Điều 7 Quy định 124-QĐ/TW năm 2023 về gợi ý kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân, thực hiện như sau: - Bộ Chính trị, Ban Bí thư gợi ý kiểm điểm đối với cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương và cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý khi cần thiết. - Ban thường vụ cấp ủy các cấp gợi ý kiểm điểm đối với tập thể, cá nhân có liên quan theo thẩm quyền (nếu cần). - Ban tổ chức cấp ủy hoặc cơ quan tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ủy ban kiểm tra cùng cấp và các cơ quan có liên quan tham mưu cấp có thẩm quyền về những tập thể, cá nhân cần gợi ý kiểm điểm và nội dung gợi ý kiểm điểm. |
(2) Nơi kiểm điểm
2.1. Cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo, quản lý ở cấp nào thì thực hiện kiểm điểm tự phê bình và phê bình ở cấp đó.
2.2. Đảng viên kiểm điểm ở chi bộ nơi sinh hoạt.
2.3. Cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ bản thực hiện kiểm điểm ở 2 nơi (ở chi bộ nơi sinh hoạt và tập thể lãnh đạo, quản lý nơi làm việc); đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên tại chi bộ, đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức ở nơi giữ chức vụ cao nhất. Đối với những cán bộ giữ nhiều chức vụ lãnh đạo, quản lý ngoài kiểm điểm ở 2 nơi trên còn phải kiểm điểm thêm ở nơi khác theo quy định.
Cụ thể:
(i) Quy định việc kiểm điểm đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý, thực hiện như sau:
+ Kiểm điểm tại chi bộ nơi đang sinh hoạt đảng.
+ Kiểm điểm tại tập thể lãnh đạo, quản lý nơi đang công tác.
+ Cán bộ, công chức, viên chức giữ nhiều chức vụ lãnh đạo, quản lý, ngoài việc kiểm điểm tại chi bộ nơi đang sinh hoạt đảng và tập thể lãnh đạo, quản lý nơi đang công tác thì phải thực hiện việc kiểm điểm tại nơi đang giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý theo đối tượng được quy định tại Điều 5, Quy định 124-QĐ/TW.
+ Cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm nhiều chức vụ lãnh đạo, quản lý tương đương thì kiểm điểm ở nơi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có thời gian công tác nhiều hơn. Đối với cán bộ kiêm nhiệm nhiều chức vụ lãnh đạo, quản lý và đảm nhiệm vị trí người đứng đầu có trách nhiệm chỉ đạo và chủ trì việc kiểm điểm của tổ chức, cơ quan, đơn vị theo quy định.
+ Trường hợp kiêm nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý ở các tổ chức, cơ quan, đơn vị khác không thực hiện nhiệm vụ chuyên trách thì không kiểm điểm ở tổ chức, cơ quan, đơn vị đó nhưng phải báo cáo kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ kiêm nhiệm được giao đối với cả nơi công tác kiêm nhiệm và nơi công tác chính. Tổ chức, cơ quan, đơn vị nơi cán bộ kiêm nhiệm có trách nhiệm gửi nhận xét, đánh giá về nơi công tác chính để làm căn cứ đánh giá, xếp loại theo quy định.
(ii) Quy định đánh giá, xếp loại, thực hiện như sau:
+ Đánh giá, xếp loại đảng viên tại chi bộ nơi đảng viên đang sinh hoạt.
+ Cán bộ, công chức, viên chức giữ nhiều chức vụ lãnh đạo, quản lý thì đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức ở nơi giữ chức vụ cao nhất. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm nhiều chức danh, chức vụ tương đương thì đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm ở nơi có thời gian công tác nhiều hơn.
(3) Trình tự kiểm điểm
3.1. Đối với kiểm điểm tập thể, cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý: Kiểm điểm tập thể trước, cá nhân sau; người đứng đầu trước, cấp phó và các thành viên sau; tập thể lãnh đạo, quản lý của chính quyền, chuyên môn, đoàn thể trước, cấp ủy, tổ chức đảng sau.
3.2. Đối với đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: Kiểm điểm ở chi bộ trước, ở tập thể lãnh đạo, quản lý sau.
Phan Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bản kiểm điểm đảng viên có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?