Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
Hạn ngạch thuế quan là gì?
Hạn ngạch thuế quan (Tariff Rate Quota - TRQ) là một biện pháp quản lý thương mại kết hợp giữa hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu và thuế quan, được áp dụng để kiểm soát lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong một khoảng thời gian nhất định.
*Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Theo quy định tại Điều 20 Luật Quản lý ngoại thương 2017 thì hạn ngạch thuế quan bao gồm hạn ngạch thuế quan xuất khẩu và hạn ngạch thuế quan nhập khẩu, trong đó:
- Hạn ngạch thuế quan xuất khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để quyết định số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa xuất khẩu với thuế suất cụ thể.
- Hạn ngạch thuế quan nhập khẩu là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để quyết định số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa nhập khẩu với thuế suất ưu đãi hơn so với mức thuế suất ngoài hạn ngạch.
Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định? (Hình từ Internet)
Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan?
Căn cứ quy định tại Điều 21 Luật Quản lý ngoại thương 2017 như sau:
Áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan xuất khẩu, hạn ngạch thuế quan nhập khẩu
1. Áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan xuất khẩu, hạn ngạch thuế quan nhập khẩu theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Không áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa được dùng để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu.
3. Việc áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan xuất khẩu, hạn ngạch thuế quan nhập khẩu phải bảo đảm công khai, minh bạch về số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa; công khai, minh bạch, khách quan về phương thức phân giao hạn ngạch thuế quan xuất khẩu, hạn ngạch thuế quan nhập khẩu.
Như vậy, khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan cần lưu ý như sau:
- Áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan xuất khẩu, hạn ngạch thuế quan nhập khẩu theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Không áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa được dùng để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu.
- Việc áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan xuất khẩu, hạn ngạch thuế quan nhập khẩu phải bảo đảm công khai, minh bạch về số lượng, khối lượng, trị giá của hàng hóa; công khai, minh bạch, khách quan về phương thức phân giao hạn ngạch thuế quan xuất khẩu, hạn ngạch thuế quan nhập khẩu.
Lưu ý: Thẩm quyền áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định tại Điều 22 Luật Quản lý ngoại thương 2017 như sau:
(1) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quyết định lượng hạn ngạch thuế quan đối với từng hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý.
(2) Bộ Công Thương công bố việc áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan và quyết định phương thức phân giao hạn ngạch thuế quan.
Việc cấp giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan được quy định thế nào?
Việc cấp giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan được quy định tại Điều 15 Thông tư 12/2018/TT-BCT (được sửa đổi bởi Điều 25 Thông tư 42/2019/TT-BCT), cụ thể như sau:
(1) Trên cơ sở lượng hạn ngạch thuế quan công bố hàng năm và đăng ký của thương nhân, Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan cho thương nhân.
(2) Hồ sơ cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Đơn đăng ký hạn ngạch thuế quan nhập khẩu TẢI VỀ: 1 bản chính.
- Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
(3) Quy trình cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Thương nhân nộp 1 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu), địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định hoặc cần bổ sung tài liệu giải trình, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Công Thương thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.
- Thời hạn giải quyết việc cấp Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan cho thương nhân là trong vòng 10 ngày làm việc, tính từ thời điểm phân giao theo quy định tại khoản 5 Điều 14 Thông tư 12/2018/TT-BCT và Bộ Công Thương nhận được bộ hồ sơ đầy đủ, đúng quy định.
Trường hợp không cấp giấy phép, Bộ Công Thương trả lời thương nhân bằng văn bản và nêu rõ lý do.
(4) Thương nhân có trách nhiệm báo cáo định kỳ hằng quý trước ngày 10 của tháng đầu tiên quý kế tiếp hoặc đột xuất bằng văn bản qua dịch vụ bưu chính về tình hình thực hiện nhập khẩu theo yêu cầu của Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu) theo mẫu quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư 12/2018/TT-BCT TẢI VỀ.
Trước ngày 30 tháng 9 hằng năm, thương nhân có báo cáo (thay cho báo cáo quý III) gửi qua dịch vụ bưu chính đến Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu) đánh giá khả năng nhập khẩu cả năm đó, đề nghị điều chỉnh tăng, giảm hạn ngạch nhập khẩu được cấp hoặc báo cáo số lượng hàng hóa không có khả năng nhập khẩu để phân giao cho thương nhân khác.
Phan Thị Như Ý
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hạn ngạch thuế quan có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết Báo cáo kiểm điểm tập thể Ban Thường vụ Đảng ủy cấp huyện, tỉnh mới nhất? Tải về báo cáo kiểm điểm tập thể cuối năm?
- Giải quyết chính sách cán bộ dôi dư khi sắp xếp lại đơn vị hành chính? Xử lý như nào khi cán bộ đang trong thời hạn bổ nhiệm?
- Bản tự nhận xét đánh giá cán bộ quản lý? Cách viết bản tự nhận xét đánh giá cán bộ quản lý chi tiết?
- Thời điểm công khai dự toán ngân sách nhà nước được quy định như thế nào? Hình thức công khai dự toán ngân sách nhà nước là gì?
- Có được cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc khi thu hồi đất đối với người có đất vắng mặt tại địa phương?