Hàng hóa đặc biệt theo quy tắc xuất xứ Việt Nam - Hàn Quốc được hiểu như thế nào? Thủ tục cấp C/O cho hàng hóa đặc biệt đó thế nào?
Hàng hóa đặc biệt theo quy tắc xuất xứ Việt Nam - Hàn Quốc được hiểu như thế nào?
Tại Điều 6 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 40/2015/TT-BCT hướng dẫn thực hiện Chương 3 Quy tắc xuất xứ và Quy trình cấp xuất xứ trong Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Hàn Quốc (sau đây gọi tắt là Hiệp định VKFTA) như sau:
Điều 6. Quy định đối với hàng hóa đặc biệt
Không xét đến quy định tại các Điều 2, 4 và 5 Phụ lục này, hàng hóa đặc biệt liệt kê tại Phụ lục III và đáp ứng tất cả các điều, khoản quy định tại Phụ lục III, dù được sản xuất hoặc gia công chế biến tại khu công nghiệp Khai Thành tại Bán đảo Triều Tiên từ nguyên liệu xuất khẩu từ một nước thành viên, sau đó được tái nhập trở lại nước thành viên đó, vẫn được coi là có xuất xứ.
Chiếu theo đó thì danh mục hàng hóa thực hiện sẽ được quy định tại Điều 5 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 40/2015/TT-BCT gồm 100 loại khác nhau.
Đồng thời tại Điều 1 Phụ lục III cũng quy định về xuất xứ của hàng hóa đặc biệt như sau:
"Điều 1. Quy tắc xuất xứ quy định cho hàng hóa đặc biệt nêu tại Điều 6 Phụ lục I
1. “Hàng hóa đặc biệt” nêu tại Điều 6 Phụ lục I được liệt kê tại Điều 5 Phụ lục này và bất kỳ sửa đổi nào sau đó, được tái nhập khẩu dưới dạng sản phẩm không trải qua bất kỳ công đoạn gia công, chế biến đơn giản nào bên trong lãnh thổ của nước thành viên tái nhập khẩu để xuất khẩu theo quy định tại Điều 8 Phụ lục I được coi là có xuất xứ từ lãnh thổ của nước thành viên tái nhập khẩu đó, với điều kiện tổng trị giá nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ không vượt quá 40 (bốn mươi) % trị giá FOB của thành phẩm được coi là có xuất xứ.
2. Trừ khi có quy định khác tại Phụ lục này, các quy tắc liên quan trong Thông tư này được áp dụng với những sửa đổi phù hợp đối với việc cấp xuất xứ cho hàng hóa đặc biệt nêu tại Điều 6 Phụ lục I."
Hàng hóa đặc biệt theo quy tắc xuất xứ Việt Nam - Hàn Quốc được hiểu như thế nào? Thủ tục cấp C/O cho hàng hóa đặc biệt đó thế nào?
Thủ tục cấp C/O cho hàng hóa đặc biệt như thế nào?
Về thủ tục cấp C/O cho hàng hóa đặc biệt được thực hiện theo quy định Điều 2 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 40/2015/TT-BCT như sau:
Điều 2. Thủ tục cấp C/O cụ thể đối với hàng hóa đặc biệt nêu tại Điều 6 Phụ lục I
1. C/O cho hàng hóa đặc biệt nêu tại Điều 6 Phụ lục I do Tổ chức cấp C/O của nước thành viên xuất khẩu cấp theo quy định tại Phụ lục IV.
2. Tổ chức cấp C/O của nước thành viên xuất khẩu ghi rõ trên C/O rằng hàng hóa đặc biệt đó áp dụng Điều 6 Phụ lục I.
3. Trừ khi có quy định khác tại Phụ lục này, các quy tắc liên quan trong Phụ lục IV được áp dụng với những sửa đổi phù hợp đối với hàng hóa đặc biệt nêu tại Điều 6 Phụ lục I.
4. Hàn Quốc hỗ trợ cơ quan hải quan của Việt Nam tiến hành kiểm tra hàng hóa đặc biệt nêu tại Điều 6 Phụ lục I theo quy định tại các điều liên quan trong Phụ lục IV.
Vậy đối với hàng hóa đặc biệt thì thủ tục cấp C/O sẽ thực hiện theo quy định trên.
C/O hàng hóa đặc biệt do Việt Nam cấp phải đáp ứng yêu cầu gì?
Về điều kiện hợp pháp của C/O do Việt Nam cấp được quy định tại khoản 3 Điều 1 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 40/2015/TT-BCT như sau:
Điều 1. C/O
...
3. C/O do Tổ chức cấp C/O của nước thành viên xuất khẩu cấp dựa trên đơn đề nghị của nhà sản xuất hoặc người xuất khẩu hoặc người được ủy quyền. C/O phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Được làm trên khổ giấy in A4, phù hợp với mẫu quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp không thể khai hết nhiều mặt hàng trên cùng một tờ C/O, các nước thành viên có thể sử dụng Tờ khai bổ sung C/O phù hợp với mẫu quy định tại Phụ lục VII;
b) Bao gồm 1 (một) bản gốc và 2 (hai) bản sao. Bản gốc (the original) do nhà sản xuất hoặc người xuất khẩu gửi cho người nhập khẩu để nộp cho cơ quan hải quan nước thành viên nhập khẩu. Bản sao thứ hai (the duplicate) do Tổ chức cấp C/O của nước thành viên xuất khẩu lưu. Bản sao thứ ba (the triplicate) do nhà sản xuất hoặc người xuất khẩu lưu;
c) Được khai bằng tiếng Anh và có thể khai một hoặc nhiều hơn một sản phẩm trong một lô hàng;
d) Được in, ký và đóng dấu bằng tay hoặc in, ký và đóng dấu dưới hình thức điện tử;
đ) Bao gồm thông tin về mô tả hàng hóa, số lượng và trọng lượng của hàng hóa phù hợp với lô hàng được xuất khẩu; và
e) Mang số tham chiếu riêng của Tổ chức cấp C/O.
Ngô Diễm Quỳnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quy tắc xuất xứ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?
- Phổ cập giáo dục là gì? Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục cho cấp học nào? Ai thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục?
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?
- Mẫu Đơn đề nghị tách hội mới nhất? Hướng dẫn lập đơn đề nghị tách hội? Tải về mẫu đơn đề nghị tách hội ở đâu?
- Tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu cho phép đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc theo Thông tư 38/2024 thế nào?