Hàng hóa kinh doanh tạm nhập có được lưu tại Việt Nam trong thời gian dài không? Kinh doanh tạm nhập sẽ được thực hiện trên cơ sở nào?
Hàng hóa kinh doanh tạm nhập có được lưu tại Việt Nam trong thời gian dài không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 39 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định như sau:
Kinh doanh tạm nhập, tái xuất
1. Việc thương nhân mua hàng hóa từ một nước đưa vào lãnh thổ Việt Nam hoặc từ khu vực hải quan riêng đưa vào nội địa và bán chính hàng hóa đó sang nước, khu vực hải quan riêng khác được thực hiện như sau:
a) Thương nhân phải có giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Thương nhân kinh doanh tạm nhập, tái xuất phải đáp ứng các điều kiện đã được quy định đối với hàng hóa thuộc ngành, nghề kinh doanh tạm nhập, tái xuất có điều kiện;
c) Thương nhân kinh doanh tạm nhập, tái xuất chỉ phải làm thủ tục tại cơ quan hải quan cửa khẩu đối với hàng hóa không thuộc quy định tại điểm a, điểm b khoản này và Điều 40 của Luật này.
2. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất chỉ được lưu lại lãnh thổ Việt Nam trong thời hạn nhất định.
...
Như vậy, hàng hóa kinh doanh tạm nhập chỉ được lưu lại lãnh thổ Việt Nam trong thời hạn nhất định.
Căn cứ theo khoản 4 Điều 13 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Kinh doanh tạm nhập, tái xuất
...
3. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan từ khi tạm nhập cho tới khi hàng hóa thực tái xuất ra khỏi Việt Nam. Không chia nhỏ hàng hóa vận chuyển bằng công-ten-nơ trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu tạm nhập đến khu vực chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, địa điểm tái xuất thuộc cửa khẩu, lối mở biên giới theo quy định.
Trường hợp do yêu cầu vận chuyển cần phải thay đổi hoặc chia nhỏ hàng hóa vận chuyển bằng công-ten-nơ để tái xuất thì thực hiện theo quy định của cơ quan hải quan.
4. Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được lưu lại tại Việt Nam không quá 60 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập. Trường hợp cần kéo dài thời hạn, thương nhân có văn bản đề nghị gia hạn gửi Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục tạm nhập; thời hạn gia hạn mỗi lần không quá 30 ngày và không quá hai 2 lần gia hạn cho mỗi lô hàng tạm nhập, tái xuất.
Quá thời hạn nêu trên, thương nhân phải tái xuất hàng hóa ra khỏi Việt Nam hoặc tiêu hủy. Trường hợp nhập khẩu vào Việt Nam thì thương nhân phải tuân thủ các quy định về quản lý nhập khẩu hàng hóa và thuế.
...
Do đó, hàng hóa kinh doanh tạm nhập sẽ được lưu lại tại Việt Nam không quá 60 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập.
Ngoài ra, trong trường hợp cần kéo dài thời hạn, thương nhân có văn bản đề nghị gia hạn gửi Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục tạm nhập; thời hạn gia hạn mỗi lần không quá 30 ngày và không quá hai 2 lần gia hạn cho mỗi lô hàng tạm nhập.
Lưu ý:
Nếu trường hợp quá thời hạn nêu trên, thương nhân phải tái xuất hàng hóa ra khỏi Việt Nam hoặc tiêu hủy.
Trường hợp nhập khẩu vào Việt Nam thì thương nhân phải tuân thủ các quy định về quản lý nhập khẩu hàng hóa và thuế.
Hàng hóa kinh doanh tạm nhập có được lưu tại Việt Nam trong thời gian dài không? Kinh doanh tạm nhập sẽ được thực hiện trên cơ sở nào? (Hình từ Internet)
Việc kinh doanh tạm nhập sẽ được thực hiện trên cơ sở nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 13 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Kinh doanh tạm nhập, tái xuất
...
5. Kinh doanh tạm nhập, tái xuất được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt: Hợp đồng xuất khẩu và hợp đồng nhập khẩu ký với thương nhân nước xuất khẩu và nước nhập khẩu. Hợp đồng xuất khẩu có thể ký trước hoặc sau hợp đồng nhập khẩu.
6. Việc thanh toán tiền hàng theo phương thức tạm nhập, tái xuất phải tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Theo đó, việc kinh doanh tạm nhập sẽ được thực hiện trên cơ sở hai hợp đồng riêng biệt đó là hợp đồng xuất khẩu và hợp đồng nhập khẩu ký với thương nhân nước xuất khẩu và nước nhập khẩu.
Ngoài ra, hợp đồng xuất khẩu có thể ký trước hoặc sau hợp đồng nhập khẩu.
Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu?
Căn cứ theo Điều 19 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu như sau:
- Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan, tổ chức khác có liên quan để quyết định việc áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu.
- Bộ Công Thương công bố hàng hóa cần áp dụng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu.
Trịnh Kim Quốc Dũng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kinh doanh tạm nhập tái xuất có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tàu bay bị yêu cầu hạ cánh trong những trường hợp nào? Ai có thẩm quyền quyết định yêu cầu hạ cánh?
- Việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện đúng không?
- Cán bộ năng động sáng tạo dám nghĩ dám làm dám chịu trách nhiệm có gồm người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp?
- Nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 từ ngày nào? Lịch Nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 chính thức ra sao?
- Nguyên tắc xác định chi phí phân phối - bán lẻ điện từ ngày 30/12/2024 theo Thông tư 26 như thế nào?