Hàng hóa nhập khẩu có cần ghi nguồn gốc xuất xứ không? Vi phạm về việc ghi nhãn hàng hóa nhập khẩu bị phạt bao nhiêu tiền?

Công ty chị chuyên nhập khẩu thịt trâu đông lạnh nguồn gốc từ Ấn Độ về, mỗi thùng 20kg. Thực hiện cắt nhỏ sản phẩm và đóng gói lại thành các túi nhỏ 1kg, 2kg tại Việt Nam. Vậy, cho chị hỏi các sản phẩm túi nhỏ 1kg, 2kg này có xuất xứ Ấn Độ hay Việt Nam, phải ghi nhãn hàng hóa nhập khẩu như thế nào là đúng quy định?

Hàng hóa nhập khẩu được quy định như thế nào tại Việt Nam?

Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 69/2018/NĐ-CP như sau:

"Điều 5. Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
1. Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành và Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu quy định tại Phụ lục I Nghị định này.
2. Căn cứ Phụ lục I Nghị định này, các bộ, cơ quan ngang bộ công bố chi tiết hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu kèm theo mã số hàng hóa (mã HS) trên cơ sở trao đổi, thống nhất với Bộ Công Thương về Danh mục hàng hóa và thống nhất với Bộ Tài chính về mã HS.
3. Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định cho phép xuất khẩu hàng hóa cấm xuất khẩu; cho phép nhập khẩu hàng hóa cấm nhập khẩu nhằm phục vụ mục đích đặc dụng, bảo hành, phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, bảo vệ quốc phòng, an ninh.
Điều 4. Thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu
1. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan.
2. Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo điều kiện, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu phải đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật.
3. Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra theo quy định tại Điều 65 Luật Quản lý ngoại thương, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa phải chịu sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định pháp luật.
4. Đối với hàng hóa không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều này, thương nhân chỉ phải giải quyết thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại cơ quan hải quan."

Do đó, chỉ được phép xuất nhập khẩu hàng hóa mà pháp luật cho phép và phải được cấp giấy phép xuất nhập khẩu.

hàng nhập khẩu

Hàng hóa nhập khẩu có cần ghi nguồn gốc xuất xứ không? (Hình từ Internet)

Hàng hóa nhập khẩu có cần ghi nguồn gốc xuất xứ không?

Nội dung bắt buộc ghi trên nhãn hàng hóa nhập khẩu cần thể hiện rõ nội dung tại Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP. Tại điểm c khoản 1 nêu trên xuất xứ hàng hóa là nội dung bắt buộc ghi trên nhãn hàng hóa nhập khẩu.

Tại Điều 9 Nghị định 43/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 1 Nghị định 111/2021/NĐ-CP như sau:

"Điều 9. Trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa
4. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam phải ghi nhãn theo quy định về nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa nhập khẩu tại Nghị định này
Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 05/2018/TT-BCT."

Do đó, chị cần ghi nhãn hàng hóa khi thực hiện nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định tại Điều 4 Thông tư 05/2018/TT-BCT như sau:

"Điều 4. Nguyên tắc chung để xác định xuất xứ hàng hóa
Hàng hóa được xác định xuất xứ theo quy định tại Thông tư này có xuất xứ tại nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi thực hiện quy trình sản xuất cuối cùng làm thay đổi cơ bản hàng hóa đó."

Vì theo quy định nhãn xuất xứ hàng hóa sẽ được ghi theo nơi thực hiện hiện quy trình sản xuất làm thay đổi cơ bản hàng hóa đó, trong trường hợp này có thể xác định là Ấn Độ.

Do đó, hàng hóa nêu trên của chị được xác định nước sản xuất là Ấn Độ và khi nhập khẩu chị phải tuân thủ nguyên tắc về việc ghi nhãn hàng hóa để tránh vi phạm pháp luật.

Vi phạm về việc ghi nhãn hàng hóa nhập khẩu bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ tại Điều 22 Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định như sau:

"Điều 22. Vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa nhập khẩu
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu hàng hóa có nhãn gốc nhưng không đọc được các nội dung trên nhãn theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa mà cá nhân, tổ chức nhập khẩu hàng hóa không khắc phục được.
2. Nhập khẩu hàng hóa có nhãn hàng hóa ghi sai các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa đối với hàng hóa nhập khẩu (trừ trường hợp hàng giả, hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam) thì bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 5.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
h) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
4. Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với tang vật vi phạm hành chính quy định tại Điều này trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt;
b) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này."

Như vậy, hành vi ghi sai nhãn hàng hóa nhập khẩu mà lưu thông ra thị trường tùy vào giá trị hàng hóa sẽ áp dụng mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Ngoài ra, còn có thể bị buộc đưa số hàng hóa trên ra khỏi lãnh thổ Việt Nam và nôp lại số tiền bằng giá trị tang vật trong trường hợp tang vật bị tiêu hủy, tẩu tán, tiêu thụ trái pháp luật.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hàng hóa nhập khẩu

Hoàng Thanh Thanh Huyền

Hàng hóa nhập khẩu
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hàng hóa nhập khẩu có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hàng hóa nhập khẩu
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
Pháp luật
Biện pháp chống bán phá giá sẽ được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu khi hàng hóa đáp ứng những điều kiện nào?
Pháp luật
Tải danh mục hàng hóa nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập mới nhất? Hướng dẫn sử dụng?
Pháp luật
Bên nhập khẩu hay bên phân phối phải dán nhãn phụ không? Nội dung phải có của nhãn phụ là gì?
Pháp luật
Bắt buộc phải có bảng kê khai chi phí sản xuất trong hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ hàng nhập khẩu phải không?
Pháp luật
Hàng hóa nhập khẩu được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định VIFTA đáp ứng điều kiện gì?
Pháp luật
Hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu bắt buộc khai báo y tế? Các biện pháp xử lý y tế đối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu?
Pháp luật
Danh mục hàng hóa nhập khẩu không được gửi kho ngoại quan? Thủ tục hải quan đối với hàng hóa thực hiện thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn hồ sơ hải quan đối với hàng nhập khẩu? Cách viết mẫu tờ khai hải quan đối với hàng nhập khẩu năm 2024?
Pháp luật
Hàng hóa nhập khẩu không có người đến nhận trong thời gian bao lâu thì được xem là hàng hóa tồn đọng? Cơ quan hải quan sẽ giải quyết ra sao?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào