Hàng hóa xuất khẩu và hàng hoá nhập khẩu là những hàng hoá có nguồn gốc từ đâu theo quy định pháp luật?
Hàng hóa xuất khẩu và hàng hoá nhập khẩu là những hàng hoá có nguồn gốc từ đâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 12/2024/TT-BGTVT, giải thích về hàng hoá xuất khẩu, hàng hoá nhập khẩu như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
3. Hàng hoá xuất khẩu là hàng hoá có nơi gửi hàng (gốc) ở Việt Nam và có nơi nhận hàng (đích) ở nước ngoài.
4. Hàng hoá nhập khẩu là hàng hoá có nơi gửi hàng (gốc) ở nước ngoài và nơi nhận hàng (đích) ở Việt Nam.
5. Hàng hoá trung chuyển là hàng hoá được vận chuyển từ nước ngoài đến cảng biển Việt Nam và đưa vào bảo quản tại khu vực trung chuyển của cảng biển trong một thời gian nhất định rồi xếp lên tàu thuyền khác để vận chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
...
Như vậy, hàng hoá xuất khẩu là hàng hoá có nơi gửi hàng (gốc) ở Việt Nam và có nơi nhận hàng (đích) ở nước ngoài.
Hàng hoá nhập khẩu là hàng hoá có nơi gửi hàng (gốc) ở nước ngoài và nơi nhận hàng (đích) ở Việt Nam.
Hàng hóa xuất khẩu và hàng hoá nhập khẩu là những hàng hoá có nguồn gốc từ đâu theo quy định pháp luật? (Hình từ Internet)
Hàng hoá xuất khẩu và hàng hoá nhập khẩu là đối tượng tính giá dịch vụ tại cảng biển đối với hoạt động hàng hải quốc tế khi nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 12/2024/TT-BGTVT quy định như sau:
Đối tượng tính giá dịch vụ tại cảng biển
1. Đối tượng tính giá dịch vụ tại cảng biển đối với hoạt động hàng hải quốc tế, bao gồm:
a) Tàu thuyền nhập cảnh, xuất cảnh hoặc quá cảnh vào, rời, đi qua hoặc neo đậu tại khu vực hàng hải; tàu thuyền nước ngoài vào hoạt động tại vùng biển Việt Nam không thuộc vùng nước cảng biển;
b) Tàu thuyền hoạt động vận tải hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, trung chuyển, quá cảnh tại khu vực hàng hải;
c) Tàu thuyền vận tải hành khách từ Việt Nam đi nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam; tàu thuyền chuyên dùng hoạt động trên tuyến quốc tế vào, rời, đi qua hoặc neo đậu tại khu vực hàng hải;
d) Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, trung chuyển, được bốc dỡ, giao nhận, bảo quản, neo đậu tại khu vực hàng hải;
đ) Hành khách của tàu khách từ nước ngoài đến Việt Nam (hoặc ngược lại) bằng đường biển, đường thuỷ nội địa vào, rời khu vực hàng hải.
2. Đối tượng tính giá dịch vụ tại cảng biển đối với hoạt động hàng hải nội địa, bao gồm:
a) Tàu thuyền hoạt động hàng hải nội địa vào, rời, đi qua hoặc neo đậu tại khu vực hàng hải;
b) Tàu thuyền vận tải hàng hoá, hành khách hoạt động hàng hải nội địa vào, rời, đi qua hoặc neo đậu tại khu vực hàng hải;
c) Tàu thuyền hoạt động trên các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo;
d) Hàng hóa nội địa được bốc dỡ, giao nhận, bảo quản, neo đậu tại khu vực hàng hải;
đ) Tàu thuyền chuyên dùng phục vụ dầu khí hoạt động tại các cảng dầu khí ngoài khơi, cảng chuyên dùng phục vụ dầu khí, trong khu vực trách nhiệm của cảng vụ hàng hải.
3. Tàu công vụ không thuộc đối tượng tính giá theo quy định tại Thông tư này.
4. Tàu thuyền vào, rời cảng tránh trú bão hoặc để bàn giao người bị nạn trên biển mà không xếp dỡ hàng hoá, không nhận trả khách có xác nhận của cảng vụ hàng hải tại khu vực; tàu thuyền tham gia tìm kiếm cứu nạn, phòng chống lụt bão, thiên tai theo lệnh điều động hoặc được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền không thuộc đối tượng tính giá dịch vụ hoa tiêu hàng hải và giá dịch vụ cầu, bến, phao neo.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì hàng hoá xuất khẩu và hàng hoá nhập khẩu là đối tượng tính giá dịch vụ tại cảng biển đối với hoạt động hàng hải quốc tế khi hàng hoá đó được bốc dỡ, giao nhận, bảo quản, neo đậu tại khu vực hàng hải.
Lưu ý: Tàu thuyền vào, rời cảng tránh trú bão hoặc để bàn giao người bị nạn trên biển mà không xếp dỡ hàng hoá, không nhận trả khách có xác nhận của cảng vụ hàng hải tại khu vực; tàu thuyền tham gia tìm kiếm cứu nạn, phòng chống lụt bão, thiên tai theo lệnh điều động hoặc được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền không thuộc đối tượng tính giá dịch vụ hoa tiêu hàng hải và giá dịch vụ cầu, bến, phao neo.
Giá dịch vụ tại cảng biển được xác định như thế nào?
Cách xác định giá dịch vụ tại cảng biển được quy định tại Điều 4 Thông tư 12/2024/TT-BGTVT như sau:
Căn cứ quy định pháp luật hiện hành về quản lý giá dịch vụ tại cảng biển, chất lượng dịch vụ và tình hình thị trường, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tại cảng biển quyết định mức giá cụ thể không cao hơn giá tối đa đối với dịch vụ hoa tiêu hàng hải hoặc thuộc khung giá đối với dịch vụ sử dụng cầu, bến, phao neo; dịch vụ bốc dỡ container; dịch vụ lai dắt tại cảng biển theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Phan Thị Như Ý
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hàng hóa xuất khẩu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức Bộ Tư pháp mới nhất? Tiêu chí chung về đánh giá xếp loại chất lượng công chức?
- Ngày 18 11 năm 2024 có ý nghĩa gì? Ngày 18 11 năm 2024 dương lịch là ngày bao nhiêu âm lịch?
- Thủ tục chuyển đổi công năng nhà ở đối với nhà ở xây dựng trong dự án thuộc thẩm quyền chấp thuận của UBND cấp tỉnh?
- Tải về phiếu đánh giá chất lượng, xếp loại Đảng viên cuối năm? 03 bước đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm chuẩn?
- Ngày Pháp luật 9 tháng 11 có thể được tổ chức dưới hình thức nào? Cơ quan nào sẽ có trách nhiệm tổ chức Ngày pháp luật?