Hàng nhập khẩu để viện trợ nhân đạo vào Việt Nam có phải chịu thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng hay không?

Đơn vị của tôi là Trung tâm nghiên cứu khoa học thuộc Sở Khoa học và Công nghệ của Thành phố Đà Nẵng. Vừa rồi, chúng tôi có nhận được một khoản viện trợ của một tổ chức phi Chính phủ nước ngoài. Vậy cho tôi hỏi, khoản viện trợ này có phải kê khai thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng hay không? Xin cảm ơn! - Câu hỏi của anh Tường (Đà Nẵng).

Đối tượng nào phải chịu thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng?

Về đối tượng phải chịu thuế nhập khẩu được quy định tại Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 như sau:

Đối tượng chịu thuế
1. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam.
2. Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước.
3. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối.
...

Về đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng được quy định tại Điều 3 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 như sau:

Đối tượng chịu thuế
Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này.

Hàng nhập khẩu để viện trợ nhân đạo vào Việt Nam có phải chịu thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng hay không?

Hàng nhập khẩu để viện trợ nhân đạo vào Việt Nam có phải chịu thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng hay không? (Hình từ Internet)

Hàng nhập khẩu để viện trợ nhân đạo vào Việt Nam có phải chịu thuế nhập khẩu không?

Tại khoản 4 Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định:

Đối tượng chịu thuế
...
4. Đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;
b) Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;
c) Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;
d) Phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.

Như vậy, căn cứ điểm b của quy định trên thì Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại thuộc đối tượng không phải chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Do vậy, đơn vị bạn nhận khoản viện trợ của một tổ chức phi Chính phủ nước ngoài thì sẽ không phải nộp thuế.

Hàng nhập khẩu để viện trợ nhân đạo vào Việt Nam có phải chịu thuế giá trị gia tăng hay không?

Theo quy định tại khoản 19 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 có nêu các đối tượng không chịu thuế như sau:

Đối tượng không chịu thuế
...
19. Hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo mức quy định của Chính phủ; đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao; hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế.
Hàng hóa, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viên trợ không hoàn lại cho Việt Nam.
...

Bên cạnh đó tại khoản 19 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC có hướng dẫn như sau:

Đối tượng không chịu thuế GTGT
...
19. Hàng nhập khẩu và hàng hóa, dịch vụ bán cho các tổ chức, cá nhân để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại trong các trường hợp sau:
a) Hàng hóa nhập khẩu trong trường hợp viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại và phải được Bộ Tài chính hoặc Sở Tài chính xác nhận;
b) Quà tặng cho cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân thực hiện theo quy định của pháp luật về quà biếu, quà tặng;
c) Quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về quà biếu, quà tặng;
d) Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao; hàng là đồ dùng của người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi về nước mang theo;
đ) Hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế;
Mức hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT ở khâu nhập khẩu theo mức miễn thuế nhập khẩu quy định tại Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Hàng hóa nhập khẩu của tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Trường hợp đối tượng miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam có thuế GTGT thì thuộc trường hợp hoàn thuế theo hướng dẫn tại khoản 7 Điều 18 Thông tư này.
Đối tượng, hàng hóa, thủ tục hồ sơ để được hưởng ưu đãi miễn trừ ngoại giao hướng dẫn tại Điều này thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thực hiện hoàn thuế GTGT đối với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam.
e) Hàng hóa, dịch vụ bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam.
Thủ tục để các tổ chức quốc tế, người nước ngoài mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam không chịu thuế GTGT: các tổ chức quốc tế, người nước ngoài phải có văn bản gửi cho cơ sở bán hàng, trong đó ghi rõ tên tổ chức quốc tế, người nước ngoài mua hàng hóa, dịch vụ để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam, số lượng hoặc giá trị loại hàng mua; xác nhận của Bộ Tài chính hoặc Sở Tài chính về khoản viện trợ này.
Khi bán hàng, cơ sở kinh doanh phải lập hóa đơn theo quy định của pháp luật về hóa đơn, trên hóa đơn ghi rõ là hàng bán cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế để viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo không tính thuế GTGT và lưu giữ văn bản của tổ chức quốc tế hoặc của cơ quan đại diện của Việt Nam để làm căn cứ kê khai thuế. Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo có thuế GTGT thì thuộc trường hợp hoàn thuế theo hướng dẫn tại khoản 6 Điều 18 Thông tư này.

Như vậy hàng nhập khẩu để viện trợ nhân đạo không phải chịu thuế giá trị gia tăng, tuy nhiên hàng viện trợ nhân đạo này phải có xác nhận của Bộ Tài chính hoặc Sở Tài chính.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Viện trợ nhân đạo

Ngô Diễm Quỳnh

Viện trợ nhân đạo
Thuế giá trị gia tăng
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Viện trợ nhân đạo có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào