Hành khách quá cảnh trong vòng 24 giờ khi bay từ Việt Nam đi nước ngoài có thuộc đối tượng không phải nộp tiền sử dụng dịch vụ hàng không hay không?
Nhà nước quy định mức giá và khung giá đối với loại dịch vụ hàng không nào?
Căn cứ quy định tại Điều 1 Thông tư 53/2019/TT-BGTVT, một số mức giá, khung giá áp dụng với những dịch vụ hàng không được Nhà nước quy định bao gồm:
(1) Dịch vụ hàng không do Nhà nước quy định mức giá
a) Dịch vụ điều hành bay đi, đến;
b) Dịch vụ điều hành bay qua vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý;
c) Dịch vụ cất cánh, hạ cánh tàu bay;
d) Dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không;
đ) Dịch vụ phục vụ hành khách.
(2) Dịch vụ hàng không do Nhà nước quy định khung giá
a) Dịch vụ thuê sân đậu tàu bay;
b) Dịch vụ thuê quầy làm thủ tục hành khách;
c) Dịch vụ cho thuê băng chuyền hành lý;
d) Dịch vụ thuê cầu dẫn khách lên, xuống máy bay;
đ) Dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất trọn gói tại các cảng hàng không, sân bay (đối với các cảng hàng không còn áp dụng phương thức trọn gói);
e) Dịch vụ phân loại tự động hành lý đi;
g) Dịch vụ sử dụng hạ tầng hệ thống tra nạp ngầm cung cấp nhiên liệu tại cảng hàng không, sân bay:
h) Dịch vụ tra nạp xăng dầu hàng không.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 3 Điều này, dịch vụ phi hàng không do Nhà nước quy định khung giá gồm:
a) Dịch vụ cho thuê mặt bằng tại nhà ga hành khách;
b) Dịch vụ cho thuê mặt bằng tại nhà ga hàng hóa;
c) Dịch vụ cơ bản thiết yếu tại nhà ga hành khách.
Đối tượng không phải nộp tiền sử dụng dịch vụ hàng không
Trường hợp nào không thu tiền sử dụng dịch vụ hàng không?
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 53/2019/TT-BGTVT, các trường hợp không thu tiền sử dụng dịch vụ hàng không được quy định cụ thể như sau:
(1) Đối tượng không thu tiền sử dụng dịch vụ cất cánh, hạ cánh tàu bay: dịch vụ điều hành bay đi, đến; dịch vụ điều hành bay qua vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý
a) Chuyến bay chuyên cơ (không bao gồm chuyến bay chuyên cơ kết hợp vận chuyển thương mại).
b) Chuyến bay công vụ.
c) Chuyến bay tìm kiếm cứu nạn, vận chuyển hàng viện trợ nhân đạo, cứu trợ lũ lụt, thiên tai và làm nhiệm vụ nhân đạo khác.
d) Chuyến bay phải quay trở lại hạ cánh sau khi cất cánh trong khoảng thời gian dưới 30 phút vì bất cứ lý do nào.
(2) Đối tượng không thu tiền sử dụng dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không
a) Hàng gửi theo đường ngoại giao, hàng viện trợ nhân đạo.
b) Hàng hóa, phụ tùng xuất đi phục vụ sửa chữa và vật tư, vật phẩm của các hãng hàng không phục vụ cho chuyến bay (không bao gồm hàng bán miễn thuế trên các chuyến bay).
c) Hành khách đi trên các chuyến bay thuộc đối tượng không thu tiền sử dụng dịch vụ tại khoản 1 Điều này.
d) Hành khách quá cảnh trong vòng 24 giờ (không bao gồm hành khách quá cảnh đi nối chuyến nội địa - quốc tế và ngược lại): chỉ áp dụng trong trường hợp chặng đến và đi từ Việt Nam được xuất trên cùng một vé hành khách và hành lý.
đ) Thành viên tổ bay (kể cả trường hợp chuyển cảng hàng không).
e) Trẻ em dưới 02 tuổi: tính tại thời điểm khởi hành chặng đầu tiên.
(3) Đối tượng không thu tiền sử dụng dịch vụ phục vụ hành khách
a) Hành khách đi trên các chuyến bay thuộc đối tượng không thu tiền sử dụng dịch vụ tại khoản 1 Điều này.
b) Hành khách quá cảnh trong vòng 24 giờ (không bao gồm hành khách quá cảnh đi nối chuyến nội địa - quốc tế và ngược lại): chỉ áp dụng trong trường hợp chặng đến và đi từ Việt Nam được xuất trên cùng một vé hành khách và hành lý.
c) Thành viên tổ bay (kể cả trường hợp bay chuyển cảng hàng không).
d) Trẻ em dưới 02 tuổi: tính tại thời điểm khởi hành chặng đầu tiên.
Trên đây là một số trường hợp không thu tiền sử dụng dịch vụ hàng không, cụ thể bao gồm các đối tượng không thu tiền sử dụng dịch vụ cất cánh, hạ cánh tàu bay; không thu tiền sử dụng dịch vụ đảm bảo an ninh hàng không; không thu tiền sử dụng dịch vụ phục vụ hành khách
Hành khách quá cảnh trong vòng 24 giờ khi bay từ Việt Nam đi nước ngoài có thuộc đối tượng không phải nộp tiền sử dụng dịch vụ hàng không hay không?
Căn cứ quy định tại điểm b khoản 3 Điều 6 Thông tư 53/2019/TT-BGTVT có quy định như sau:
"(3) Đối tượng không thu tiền sử dụng dịch vụ phục vụ hành khách
... d) Hành khách quá cảnh trong vòng 24 giờ (không bao gồm hành khách quá cảnh đi nối chuyến nội địa - quốc tế và ngược lại): chỉ áp dụng trong trường hợp chặng đến và đi từ Việt Nam được xuất trên cùng một vé hành khách và hành lý."
Theo đó, có thể thấy trường hợp bạn quá cảnh trong vòng 24 giờ (không áp dụng trong trường hợp bạn quá cảnh đi nối chuyến nội địa - quốc tế và ngược lại), để không bị thu tiền sử dụng dịch vụ phục vụ hành khách, bạn cần thỏa mãn thêm điều kiện chặng đến và chặng đi từ Việt Nam được xuất trên cùng một vé hành khách và hành lý.
Như vậy, pháp luật về hàng không hiện nay quy định nhiều trường hợp không phải đóng tiền sử dụng dịch vụ hàng không. Người dân tham gia vận chuyển bằng phương thức này cần lưu ý để tránh phải bị mất tiền oan.
Trần Hồng Oanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Dịch vụ hàng không có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?