Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan có bị xử phạt không? Mức phạt được quy định là bao nhiêu?
Mê tín dị đoan là gì?
Pháp luật không quy định cụ thể về khái niệm mê tín dị đoan. Tuy nhiên, có thể được hiểu mê tín dị đoan là sự tin tưởng một cách mê muội vào những điều hoang đường, không thực tế, trái ngược với tự nhiên và không có cơ sở khoa học.
Mặc dù, đây không phải là tình trạng mới xuất hiện trong đời sống xã hội, song vẫn có không ít cá nhân lợi dụng tín ngưỡng, núp bóng tâm linh để trục lợi, tạo ra những ảnh hưởng xấu cho mọi người và xã hội.
Vậy hành vi này có bị xử phạt theo quy định pháp luật không?
Hành nghề bói toán, mê tín dị đoan để lừa tiền có bị xử phạt không? Mức phạt bao nhiêu?
Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan có bị xử phạt không?
Theo khoản 4 và khoản 7 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP có quy định xử phạt đối với hành vi hoạt động mê tín dị đoan như sau:
"4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lợi dụng hoạt động tổ chức lễ hội để trục lợi;
b) Tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội.
[...]
7. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tổ chức lễ hội theo quy định phải đăng ký mà không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Tổ chức lễ hội truyền thống không đúng với bản chất, ý nghĩa lịch sử, văn hóa;
c) Thực hiện nghi lễ có tính bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống yêu hòa bình, nhân đạo của dân tộc Việt Nam;
d) Không tạm dừng tổ chức lễ hội theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan.[...]"
Tuy nhiên, theo khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
"2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, điểm c khoản 4, điểm a khoản 5 và khoản 6 Điều 6; các điểm c, đ, e và g khoản 4 Điều 8; các khoản 1, 2 và 3 Điều 9; Điều 10; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân."
Theo đó, mức phạt tiền quy định tại điểm b khoản 4 và điểm đ khoản 7 Điều 14 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, cá nhân tổ chức hoạt động mê tín dị đoan có thể bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Ngoài ra, người tham gia hoạt động mê tín dị đoan trong lễ hội cũng có thể chịu phạt từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định nêu trên.
Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan có bị xử lý hình sự không?
Căn cứ theo Điều 320 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội hành nghề mê tín, dị đoan như sau:
"Điều 320. Tội hành nghề mê tín, dị đoan
1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Làm chết người;
b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng."
Như vậy, với trường hợp chú của anh Quang hành nghề bói toán có thể bị xử phạt theo Bộ luật Hình sự nếu vi phạm các quy định pháp luật nêu trên.
Phạm Lan Anh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xử phạt vi phạm hành chính có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trụ sở của người nộp thuế ở đâu? Chỉ được kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế 01 lần trong 01 năm trong trường hợp nào?
- Khi nào được điều chỉnh giá hợp đồng EPC? Hợp đồng xây dựng được áp dụng những hình thức giá hợp đồng nào?
- Người khai thác cảng hàng không phải đóng cảng hàng không khi thực hiện việc cải tạo kết cấu hạ tầng sân bay đúng không?
- Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất chưa có hiệu lực thi hành thì được tiến hành cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất không?
- Thành viên hộ gia đình là người 17 tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền cho hộ gia đình không?