Hành vi cản trở người khuyết tật thực hiện quyền tiếp cận công nghệ thông tin sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Quyền tiếp cận công nghệ thông tin là một trong những quyền của người khuyết tật đúng không?
Quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật được quy định tại Điều 4 Luật Người khuyết tật 2010 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật
1. Người khuyết tật được bảo đảm thực hiện các quyền sau đây:
a) Tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội;
b) Sống độc lập, hòa nhập cộng đồng;
c) Được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội;
d) Được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo quy định của pháp luật thì người khuyết tật có những quyền như sau:
- Được tham gia các hoạt động xã hội một cách bình đẳng;
- Sống độc lập tự quyết định những vấn đề có liên quan đến bản thân mình, hòa nhập với cộng đồng;
- Được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội;
- Được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng;
- Được học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý;
- Tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì người khuyết tật có quyền được tiếp cận công nghệ thông tin.
Hành vi cản trở người khuyết tật thực hiện quyền tiếp cận công nghệ thông tin sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hành vi cản trở người khuyết tật thực hiện quyền tiếp cận công nghệ thông tin sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hành vi cản trở người khuyết tật thực hiện quyền tiếp cận công nghệ thông tin với mức xử phạt được quy định tại Điều 11 Nghị định 130/2021/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về hành vi bị nghiêm cấm đối với người khuyết tật
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật;
b) Cản trở quyền kết hôn, quyền nuôi con hợp pháp của người khuyết tật;
c) Cản trở người khuyết tật sống độc lập, hòa nhập cộng đồng;
d) Cản trở người khuyết tật tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội;
đ) Cản trở người khuyết tật thực hiện quyền tiếp cận công nghệ thông tin.
...
Đồng thời tại Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
1. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em là 50.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân vi phạm, trừ quy định tại các Điều 8, 9, 12, 13, 14, khoản 1 Điều 16, Điều 33 và khoản 2 Điều 36 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm.
...
Như vậy, người nào cản trở người khuyết tật thực hiện quyền tiếp cận công nghệ thông tin sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Đối với tổ chức có hành vi cản trở người khuyết tật thực hiện quyền tiếp cận công nghệ thông tin sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm như thế nào đối với người khuyết tật?
Cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm đối với người khuyết tật được quy định tại Điều 43 Luật Người khuyết tật 2010 như sau
Công nghệ thông tin và truyền thông
1. Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin dành cho người khuyết tật.
2. Cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của người khuyết tật.
Đài truyền hình Việt Nam có trách nhiệm thực hiện chương trình phát sóng có phụ đề tiếng Việt và ngôn ngữ ký hiệu dành cho người khuyết tật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Nhà nước có chính sách miễn, giảm thuế, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi và hỗ trợ khác cho hoạt động nghiên cứu, chế tạo, sản xuất và cung cấp dịch vụ, phương tiện hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận công nghệ thông tin và truyền thông; hỗ trợ việc thu thập, biên soạn và xuất bản tài liệu in chữ nổi Braille dành cho người khuyết tật nhìn, tài liệu đọc dành cho người khuyết tật nghe, nói và người khuyết tật trí tuệ.
Theo quy định của pháp luật việc phản ánh đời sống vật chất và tinh thần của người khuyết tật là trách nhiệm của cơ quan thông tin đại chúng. Ngoài ra, các chương trình phát sóng có phụ đề tiếng Việt và ngôn ngữ ký hiệu sẽ do Đài truyền hình Việt Nam chịu trách nhiệm thực hiện
Như vậy trách nhiệm của cơ quan thông tin đại chúng là phản ảnh đời sống vật chất và tinh thần của người khuyết tật theo quy định của pháp luật.
Trần Xuân Hùng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người khuyết tật có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh trường trung cấp có kết quả học tập loại khá được cấp học bổng khuyến khích học tập không?
- Hãng hàng không Việt Nam đề nghị cấp quyền vận chuyển hàng không thường lệ thì cần những giấy tờ gì?
- Mẫu đề án sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Dự án đầu tư xây dựng mới cảng hàng không thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan nào?
- Lịch tháng 1 năm 2025 Âm và Dương chi tiết như thế nào? Tết Âm lịch 2025 rơi vào ngày bao nhiêu tháng 1/2025?