Hành vi chiếm đoạt vật liệu nổ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt như thế nào?
Vật liệu nổ là gì?
Theo khoản 7 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017, vật liệu nổ được giải thích như sau:
Vật liệu nổ là sản phẩm dưới tác động của xung kích thích ban đầu gây ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, tỏa nhiệt, sinh khí, phát sáng, tạo ra tiếng nổ, bao gồm:
- Thuốc nổ là hóa chất hoặc hỗn hợp chất được sản xuất, sử dụng nhằm tạo ra phản ứng nổ dưới tác động của xung kích thích;
- Phụ kiện nổ là kíp nổ, dây nổ, dây cháy chậm, mồi nổ, vật phẩm chứa thuốc nổ có tác dụng tạo xung kích thích ban đầu làm nổ khối thuốc nổ hoặc thiết bị chuyên dùng có chứa thuốc nổ.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được trang bị, sử dụng vật liệu nổ có trách nhiệm gì trong việc quản lý, sử dụng vật liệu nổ?
Theo Điều 6 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định về trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được trang bị, sử dụng vật liệu nổ như sau:
Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được trang bị, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ
1. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
2. Chỉ được giao vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ cho người có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này.
3. Phân công người có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật này quản lý kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
4. Bố trí kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật này.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được trang bị, sử dụng vật liệu nổ có những trách nhiệm sau đây:
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
- Chỉ được giao vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ cho người bảo đảm đủ điều kiện sau đây:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
+ Có phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức khỏe phù hợp với công việc được giao;
+ Không đang trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã được xóa án tích trong trường hợp bị kết tội theo bản án, quyết định của Tòa án;
+ Đã qua đào tạo, huấn luyện và được cấp giấy chứng nhận về sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
- Phân công người có đủ điều kiện sau đây quản lý kho, nơi cất giữ vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
+ Có phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức khỏe phù hợp với công việc được giao;
+ Không đang trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã được xóa án tích trong trường hợp bị kết tội theo bản án, quyết định của Tòa án;
+ Đã qua đào tạo, huấn luyện và được cấp chứng chỉ về quản lý vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ;
+ Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy, kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ;
+ Nắm vững nội quy, chế độ quản lý, bảo quản kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
- Bố trí kho, nơi cất giữ vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, phòng, chống cháy, nổ, bảo đảm môi trường theo quy định;
+ Có nội quy, phương án bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy, kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và phương tiện bảo đảm an toàn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Hành vi chiếm đoạt vật liệu nổ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt như thế nào? (Hình từ Internet)
Hành vi chiếm đoạt vật liệu nổ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt như thế nào?
Theo Điều 305 Bộ luật Hình sự 2015 hành vi chiếm đoạt vật liệu nổ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt như sau:
Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ
1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Thuốc nổ các loại từ 10 kilôgam đến 30 kilôgam hoặc từ 1.000 đến 3.000 nụ xùy hoặc ống nổ; từ 3.000 mét đến dưới 10.000 mét dây cháy chậm, dây nổ;
c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
d) Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
g) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
h) Tái phạm nguy hiểm.
....
Như vậy hành vi chiếm đoạt vật liệu nổ với khối lượng là 15 kg mà chưa gây hậu quả khác thì có thể bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm, tùy vào các trường hợp cụ thể.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm theo quy định tại khoản 5 Điều 305 Bộ luật Hình sự 2015.
Nguyễn Quốc Bảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Vật liệu nổ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Thời hạn phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà chung cư để đưa vào kế hoạch được xác định theo quy trình nào?
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?