Hành vi đập phá nhà, công trình, vật kiến trúc xây dựng trái phép trên diện tích đất do Nhà nước quản lý có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Hành vi đập phá nhà, công trình, vật kiến trúc xây dựng trái phép trên diện tích đất do Nhà nước quản lý có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Người đập phá nhà, công trình, vật kiến trúc xây dựng trái phép trên diện tích đất do Nhà nước quản lý bị truy cứu trách nhiệm hình sự đã bồi thường thiệt hại thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
- Người đập phá nhà, công trình, vật kiến trúc xây dựng trái phép trên diện tích đất do Nhà nước quản lý là lao động duy nhất trong gia đình thì có được hoãn chấp hành hình phạt tù không?
Hành vi đập phá nhà, công trình, vật kiến trúc xây dựng trái phép trên diện tích đất do Nhà nước quản lý có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Hành vi đập phá nhà, công trình, vật kiến trúc xây dựng trái phép trên diện tích đất do Nhà nước quản lý có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không, thì tại Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 36 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
c) Tài sản là bảo vật quốc gia;
d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Để che giấu tội phạm khác;
e) Vì lý do công vụ của người bị hại;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, các đối tượng xây dựng nhà, công trình, vật kiến trúc trái phép trên diện tích đất do Nhà nước quản lý là hành vi vi phạm pháp luật được quy định trong Luật Đất đai năm 2013, Luật Xây dựng năm 2014 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Việc xử lý hành vi vi phạm đó như thế nào và bằng biện pháp gì là thuộc thẩm quyền của cơ quan Nhà nước.
Việc các đối tượng khác đến tiếp tục lấn chiếm trên những phần đất này và có hành vi đập phá nhà, công trình, vật kiến trúc đã xây dựng trái phép nêu trên thì phạm tội “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” nếu có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm.
Đập phá nhà, công trình, vật kiến trúc xây dựng trái phép trên diện tích đất do Nhà nước quản lý (Hình từ Internet)
Người đập phá nhà, công trình, vật kiến trúc xây dựng trái phép trên diện tích đất do Nhà nước quản lý bị truy cứu trách nhiệm hình sự đã bồi thường thiệt hại thì có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
Theo điểm b khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
...
Theo đó, người đập phá nhà, công trình, vật kiến trúc xây dựng trái phép trên diện tích đất do Nhà nước quản lý bị truy cứu trách nhiệm hình sự đã bồi thường thiệt hại thì có thể được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.
Người đập phá nhà, công trình, vật kiến trúc xây dựng trái phép trên diện tích đất do Nhà nước quản lý là lao động duy nhất trong gia đình thì có được hoãn chấp hành hình phạt tù không?
Thì theo Điều 67 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
Hoãn chấp hành hình phạt tù
1. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:
a) Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;
b) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;
c) Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
d) Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến 01 năm.
...
Như vậy, người đập phá nhà, công trình, vật kiến trúc xây dựng trái phép trên diện tích đất do Nhà nước quản lý là lao động duy nhất trong gia đình thì có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù nếu khi phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, trừ trường hợp người là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Thời hạn hoãn chấp hành hình phạt tù đối với người này là 01 năm.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trách nhiệm hình sự có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đăng ký chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt mới nhất? Tải về file word Mẫu đăng ký chi bộ 4 tốt, đảng bộ 4 tốt?
- Mẫu đơn khiếu nại nghĩa vụ quân sự mới nhất? Tải về mẫu đơn khiếu nại nghĩa vụ quân sự mới nhất ở đâu?
- Tổng hợp mẫu Báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở? Thực hiện dân chủ ở cơ sở là gì?
- Gia hạn thời hạn cho thuê nhà là tài sản công không sử dụng để ở có phải thực hiện thủ tục niêm yết giá không?
- Mẫu Quy chế chi tiêu nội bộ công đoàn cơ sở? Bộ máy quản lý tài chính công đoàn cơ sở bao gồm những gì?