Hành vi đuổi người lao động vì nghỉ ốm quá lâu của công ty có vi phạm pháp luật? Công ty có thể gặp rủi ro gì khi đuổi việc người lao động vì nghỉ ốm quá lâu?

Cho tôi hỏi: Hành vi đuổi người lao động vì nghỉ ốm quá lâu của công ty có vi phạm pháp luật? Câu hỏi của chị Quỳnh đến từ Trà Vinh.

Hành vi đuổi người lao động vì nghỉ ốm quá lâu của công ty có vi phạm pháp luật?

Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở;
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động;
...

Như vậy theo quy định trên, công ty hoàn toàn có quyền đuổi việc nhân viên vì lý do ốm đau nếu người lao động đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Người làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn: Bị ốm đau đã điều trị 12 tháng liên tục mà khả năng lao động chưa hồi phục.

- Người làm việc theo hợp đồng từ 12 tháng đến 36 tháng: Bị ốm đau đã điều trị 06 tháng liên tục mà khả năng lao động chưa hồi phục.

- Người làm việc theo hợp đồng dưới 12 tháng: Bị ốm đau đã điều trị quá nửa thời hạn hợp đồng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Ngược lại với những trường hợp nghỉ ốm không liên tục hoặc liên tục nhưng chưa quá thời gian nói trên thì công ty không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động đó.

Hành vi đuổi người lao động vì nghỉ ốm quá lâu của công ty có vi phạm pháp luật? Công ty gặp phải rủi ro gì khi đuổi việc người lao động vì nghỉ ốm quá lâu?

Hành vi đuổi người lao động vì nghỉ ốm quá lâu của công ty có vi phạm pháp luật? Công ty có thể gặp rủi ro gì khi đuổi việc người lao động vì nghỉ ốm quá lâu? (Hình từ Internet)

Công ty gặp phải rủi ro gì khi đuổi việc người lao động vì nghỉ ốm quá lâu?

Căn cứ tại điểm c khoản 2 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
...
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và g khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
...

Như vậy theo quy định trên, khi cho người lao động nghỉ việc, công ty phải thông báo trước đến người lao động đó ít nhất 03 ngày làm việc. Thông báo này phải được gửi đến người lao động dưới hình thức bằng văn bản theo khoản 1 Điều 45 Bộ luật Lao động 2019.

Tuy nhiên, nhiều công ty chỉ thông báo đơn giản cho người lao động chứ không gửi văn bản cho người lao động. Hành vi có thể khiến người sử dụng lao động bị xử phạt vi phạm hành chính với số tiền từ 01 đến 03 triệu đồng theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

Thời gian nghỉ ốm hợp pháp của người lao động là bao lâu?

Căn cứ tại Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian nghỉ ốm hợp pháp của người lao động như sau:

Thời gian hưởng chế độ ốm đau
1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

Theo quy định thời gian trên người lao động nghỉ ốm có thể lên đến 180 ngày.

Ngoài ra, căn cứ tại khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Như vậy theo quy định trên nếu người sử dụng lao động đồng ý, người lao động hoàn toàn có thể nghỉ ốm với thời gian dài hơn nhưng thời gian kéo dài đó sẽ không được trả lương, cũng không được cơ quan BHXH thanh toán chế độ.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Phạm Thị Kim Linh

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu bảng nhận xét nhân viên cuối năm là mẫu nào? Hướng dẫn cách điền bảng nhận xét nhân viên cuối năm?
Pháp luật
Người lao động có thể chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp nào? Người lao động nghỉ việc không cần sự chấp thuận của công ty có được không?
Pháp luật
Muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà người lao động không có vi phạm các điều khoản đã giao kết trong hợp đồng thì doanh nghiệp cần làm gì?
Pháp luật
Tải về mẫu bảng excel lập kế hoạch công việc theo ngày, tuần, tháng chi tiết? Tại sao nên lập bảng kế hoạch công việc?
Pháp luật
Công việc không phù hợp, người lao động có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không báo trước?
Pháp luật
Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động khi người lao động nghỉ việc liên tiếp nhiều ngày mà không có lý do không?
Pháp luật
Người lao động vùng bão lũ ngừng việc trên 14 ngày có được trả lương? Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng với NLĐ do bão lũ?
Pháp luật
Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động giúp việc gia đình mà không cần lý do? Mẫu hợp đồng lao động giúp việc gia đình?
Pháp luật
Công ty có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động không hoàn thành KPI không?
Pháp luật
Lao động nữ đang nghỉ thai sản thì nghỉ việc luôn có phải là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào