Hát karaoke trên xe du lịch khi xe đang di chuyển thì có vi phạm pháp luật hay không? Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt không?
Xe du lịch có được phép trang bị thiết bị hát karaoke hay không?
Căn cứ điểm c khoản 4 Điều 6 Thông tư 42/2017/TT-BGTVT quy định về phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường bộ như sau:
Quy định đối với phương tiện vận tải khách du lịch bằng đường bộ
1. Xe ô tô phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
2. Xe ô tô phải được gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định.
3. Xe ô tô phải được niêm yết đầy đủ các thông tin theo quy định, bên cạnh giường nằm phải có bảng hướng dẫn cho hành khách về an toàn giao thông và thoát hiểm khi xảy ra sự cố theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
4. Xe ô tô vận tải khách du lịch phải bảo đảm nội thất và tiện nghi như sau:
a) Xe ô tô dưới 09 chỗ phải có các trang thiết bị bao gồm: điều hòa nhiệt độ, thùng chứa đồ uống, dụng cụ y tế sơ cấp cứu, túi thuốc dự phòng, dụng cụ thoát hiểm, tên và số điện thoại của chủ phương tiện tại vị trí phía sau ghế của lái xe;
b) Xe ô tô từ 09 chỗ đến dưới 24 chỗ, ngoài các quy định tại điểm a khoản này còn phải trang bị thêm: rèm cửa chống nắng, bảng hướng dẫn an toàn, thùng đựng rác;
c) Xe ô tô từ 24 chỗ trở lên (trừ ô tô chuyên dụng caravan), ngoài các quy định tại điểm b khoản này còn phải trang bị thêm micro, nơi cất giữ hành lý cho khách du lịch; có vị trí dành cho người cao tuổi, người khuyết tật theo quy định.
Theo quy định thì không có điều khoản nào quy định về việc được phép hay không được phép trang bị thiết bị hát karaoke trên xe du lịch.
Tuy nhiên, theo quy định thì chỉ có xe du lịch từ 24 chỗ trở lên được phép trang bị thêm micro trên xe.
Hành khách có thể sử dụng thiết bị âm thanh (miro, loa) trên xe để hát karaoke.
Hát karaoke trên xe du lịch khi xe đang di chuyển thì có vi phạm pháp luật hay không?
Mức xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau;
b) Không thực hiện các quy định về giữ yên tĩnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhà điều dưỡng, trường học hoặc ở những nơi khác có quy định phải giữ yên tĩnh chung;
c) Bán hàng ăn uống, giải khát quá giờ quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo đó, đối với hành vi hát karaoke gây ồn ào sẽ bị bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi karaoke gây ồn ào còn có thể dựa trên mức độ tiếng ồn theo quy định tại Điều 22 Nghị định 45/2022/NĐ-CP.
Hiện tại, không có quy định về việc cấm hát karaoke trên xe du lịch khi xe đang di chuyển.
Tuy nhiên xe du lịch cần đảm bảo về việc cách âm trên xe để đảm bảo không gây ồn ào ảnh hưởng đến người khác hoặc ảnh hưởng đến khu dân cư nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau.
Hát karaoke trên xe du lịch khi xe đang di chuyển thì có vi phạm pháp luật hay không? (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt hành vi hát karaoke gây ồn ào không?
Căn cứ khoản 1 Điều 68 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình; đến 4.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ và lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi hát karaoke gây ồn ào.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Gây tiếng ồn có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?
- Trình độ chuẩn với giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh trường đại học? Chế độ bồi dưỡng giờ giảng đối với giảng viên?
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?