Hệ thống chống rơi ngã cá nhân là gì? Phương pháp thử tính năng đối với hệ thống có dây cứu sinh tự co được tiến hành như thế nào?

Tôi có câu hỏi là Hệ thống chống rơi ngã cá nhân là gì? Phương pháp thử tính năng đối với hệ thống có dây cứu sinh tự co được tiến hành như thế nào? Mong nhận được câu trả lời sớm Câu hỏi của anh Đ.N đến từ Bình Dương.

Hệ thống chống rơi ngã cá nhân là gì?

Hệ thống chống rơi ngã cá nhân được giải thích tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7802-6:2008 như sau:

Hệ thống chống rơi ngã cá nhân (personal fall-arrest system)
HTCRN
Tổ hợp các bộ phận và hệ thống phụ, bao gồm dây đỡ cả người, khi kết nối với nhau theo trình tự nhất định và được nối với một dụng cụ neo phù hợp sẽ có tác dụng chống rơi ngã từ trên cao.
CHÚ THÍCH HTCRN làm giảm thiểu xung lực khi rơi, kiểm soát toàn bộ khoảng cách rơi để ngăn ngừa sự va chạm xuống nền đất hoặc vật cản khác, và giữ người sử dụng ở tư thế treo lơ lửng sau khi rơi để được giải cứu. Ví dụ, xem Hình 1.

Như vậy, theo quy định trên thì hệ thống chống rơi ngã cá nhân là tổ hợp các bộ phận và hệ thống phụ, bao gồm dây đỡ cả người, khi kết nối với nhau theo trình tự nhất định và được nối với một dụng cụ neo phù hợp sẽ có tác dụng chống rơi ngã từ trên cao.

Hệ thống chống rơi ngã cá nhân

Hệ thống chống rơi ngã cá nhân (Hình từ Internet)

Các hệ thống phụ để thử tính năng đối với hệ thống chống rơi ngã cá nhân loại có dây cứu sinh tự co gồm các dụng cụ nào?

Các hệ thống phụ để thử tính năng đối với hệ thống chống rơi ngã cá nhân loại có dây cứu sinh tự co gồm các dụng cụ được quy định tại tiết 6.3.1 tiểu mục 6.3.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7802-6:2008 như sau:

Phương pháp thử
6.3. Thử tính năng đối với HTCRN loại DCN + DCSTC + DĐCN
6.3.1. Chuẩn bị
6.3.1.1. Các bộ phận/các hệ thống phụ để thử phải bao gồm
a) dụng cụ neo (DCN),
b) dây cứu sinh tự co (DCSTC),
c) dây đỡ cả người (DĐCN), và
d) bộ phận nối (+), và một số các bộ phận nối, nếu cần thiết.
6.3.1.2. Cố định dụng cụ neo vào giá thử và lắp các bộ phận/các hệ thống phụ vào HTCRN đã dự kiến, theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Như vậy, theo quy định trên thì các hệ thống phụ để thử tính năng đối với hệ thống chống rơi ngã cá nhân loại có dây cứu sinh tự co gồm các dụng cụ sau:

- Dụng cụ neo (DCN),

- Dây cứu sinh tự co (DCSTC),

- Dây đỡ cả người (DĐCN), và

- Bộ phận nối (+), và một số các bộ phận nối, nếu cần thiết.

Phương pháp thử tính năng đối với hệ thống chống rơi ngã cá nhân loại có dây cứu sinh tự co được tiến hành như thế nào?

Phương pháp thử tính năng đối với hệ thống chống rơi ngã cá nhân loại có dây cứu sinh tự co được tiến hành theo quy định tại tiết 6.3.2 tiểu mục 6.3 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7802-6:2008 như sau:

- Đeo dây đỡ cả người vào mẫu thử như đeo vào người theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Điều chỉnh dây đỡ cả người để đảm bảo vừa khít với mẫu thử.

- Nâng mẫu thử ở tư thế thẳng đứng. Gắn một đầu dây cứu sinh của DCSTC với một trong những điểm liên kết chống rơi ngã trên dây đỡ cả người bằng cách sử dụng bộ phận nối dây cứu sinh, và gắn hộp của dây cứu sinh tự co với lực kế bằng phương pháp nối của nó, lực kế phải được gắn với dụng cụ neo được lắp trên giá thử.

- Nâng mẫu thử lên đến vị trí cách đầu thò ra của dây cứu sinh khoảng 300 mm. Khoảng cách này được đo từ điểm kéo dây cứu sinh đến điểm liên kết chống rơi ngã trên dây đỡ cả người, sau đó cố định với dụng cụ thả nhanh [xem Hình 5 a)]. Đo và ghi lại chiều cao HQ (khoảng cách từ sàn đến phía dưới của mẫu thử). Bảo đảm rằng đinh khuy trên mẫu thử cách trục thẳng đứng của điểm liên kết của dụng cụ neo trước khi thả theo phương nằm ngang tối đa là 300 mm.

- Thả mẫu thử. Đo và ghi lại lực tương ứng với thời gian. Khi mẫu thử dừng hẳn [Hình 5 b)], đo và ghi lại chiều cao HG (khoảng cách từ sàn đến phía dưới của mẫu thử). Tính toán và ghi lại khoảng cách rơi HD:

HD = HQ - HG

- Khi mẫu thử ở vị trí treo sau khi rơi, đo và ghi lại góc tạo nên giữa lưng của mẫu thử và dây cứu sinh trên mặt phẳng trung gian.

- Khi mẫu thử được giữ ở vị trí treo sau khi rơi, quan sát dây đỡ cả người và ghi lại liệu có hay không

+ Sự xé rách bất kỳ vật liệu vải làm đai chính nào,

+ Sự xé rách bất kỳ đường may của dây chính nào,

+ Sự gãy một phần hoặc toàn bộ của bất kỳ khóa chốt hoặc khóa điều chỉnh nào,

+ Mở ngoài ý muốn của bất kỳ khoá chốt nào, hoặc

+ Các dây gây ra áp lực lên cổ của mẫu thử.

Và liệu có xé rách hoặc đứt bất kỳ chi tiết nào của dây cứu sinh tự co (ngoại trừ ở những chỗ xé được thiết kế có chủ ý để góp phần tiêu tán năng lượng) và liệu có xảy ra bất kỳ hiện tượng nào ở trên tương ứng với các bộ phận nối và các dụng cụ neo cùng với bất kỳ vết gãy từng phần hoặc mở ngoài ý muốn của các cổng.

- Với hệ thống thử đã được tháo rời và tháo dây đỡ cả người ra khỏi mẫu thử, lặp lại việc kiểm tra theo 6.3.2.6, ngoại trừ mục d) và e).

- Thực hiện phép thử tính năng theo 6.3.2.1 đến 6.3.2.7 đối với mỗi điểm liên kết chống rơi ngã trên dây đỡ cả người cụ thể. Một bộ các bộ phận/các hệ thống phụ mới phải được thử trong mỗi trường hợp.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hệ thống chống rơi ngã cá nhân

Bùi Thị Thanh Sương

Hệ thống chống rơi ngã cá nhân
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hệ thống chống rơi ngã cá nhân có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hệ thống chống rơi ngã cá nhân Tiêu chuẩn Việt Nam
MỚI NHẤT
Pháp luật
Băng vệ sinh phụ nữ hằng ngày là gì? Có dạng như thế nào? Công thức xác định độ thấm hút của băng vệ sinh phụ nữ?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13908-2:2024 cốt liệu xỉ thép oxy hoá lò hồ quang điện dùng chế tạo bê tông xi măng thông thường thế nào?
Pháp luật
Sửa chữa định kỳ (Periodic repair) là gì? Phân loại cống công trình thủy lợi theo TCVN13999:2024?
Pháp luật
TCVN 13724-5:2023 về Cụm đóng cắt và điều khiển hạ áp - Cụm lắp ráp dùng cho mạng phân phối trong lưới điện công cộng?
Pháp luật
Đất cây xanh sử dụng công cộng là gì? Thiết kế quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng đô thị phải đảm bảo các yêu cầu nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13724-2:2023 IEC 61439-2:2020 về đặc tính giao diện của cụm đóng cắt và điều khiển nguồn điện lực?
Pháp luật
TCVN 13733-2:2023 (ISO 20140-2:2018) về Hệ thống tự động hóa và tích hợp - Đánh giá hiệu suất năng lượng có ảnh hưởng đến môi trường?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10687-12-2:2023 hiệu suất năng lượng của tuabin gió phát điện dựa trên phép đo gió trên vỏ tuabin thế nào?
Pháp luật
Thiết kế mặt bằng tổng thể các sân thể thao cần phải bảo đảm những yêu cầu gì để đúng với TCVN 4205:2012?
Pháp luật
Diện tích tối thiểu đất xây dựng sân thể thao nhiều môn và khoảng cách ly vệ sinh đối với sân thể thao phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào