Hệ thống chữa cháy bằng bột là gì? Trong các khu vực được bảo vệ bởi hệ thống chữa cháy bằng bột phải trang bị những gì?
Hệ thống chữa cháy bằng bột là gì?
Hệ thống chữa cháy bằng bột được giải thích tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13877-2:2023 về Phòng cháy chữa cháy - Hệ thống chữa cháy bằng bột - Phần 2: Yêu cầu thiết kế như sau:
Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa sau:
3.1
Hệ thống chữa cháy bằng bột (powder firefighting system)
Hệ thống được lắp đặt cố định xả chất chữa cháy là bột. Hệ thống chữa cháy bằng bột bao gồm hệ thống chữa cháy theo thể tích và hệ thống chữa cháy bề mặt.
3.2
Thời gian xả (discharge time)
Khoảng thời gian, trong đó lượng bột chữa cháy được xả theo thiết kế.
3.3
Vùng được bảo vệ (protected zone)
Khu vực hoặc không gian kín được bảo vệ bởi hệ thống chữa cháy bằng bột.
Theo đó, hệ thống chữa cháy bằng bột được hiểu là hệ thống được lắp đặt cố định xả chất chữa cháy là bột.
Hệ thống chữa cháy bằng bột bao gồm hệ thống chữa cháy theo thể tích và hệ thống chữa cháy bề mặt.
Trong đó, khu vực hoặc không gian kín được bảo vệ bởi hệ thống chữa cháy bằng bột được gọi là vùng được bảo vệ.
Hệ thống chữa cháy bằng bột là gì? (Hình từ Internet)
Trong các khu vực được bảo vệ bởi hệ thống chữa cháy bằng bột phải trang bị những gì?
Theo quy định tại Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13877-2:2023 về Phòng cháy chữa cháy - Hệ thống chữa cháy bằng bột - Phần 2: Yêu cầu thiết kế, trong các khu vực được bảo vệ bằng các hệ thống chữa cháy bằng bột có thể có người phải được trang bị như sau:
(1) Cơ cấu làm trễ thời gian:
- Đối với khu vực mà thời gian trễ không làm tăng nguy hiểm đáng kể đến con người và tài sản thì các hệ thống chữa cháy phải có tín hiệu báo động trước khi phun với độ trễ thời gian đủ để cho phép sơ tán người;
- Cơ cấu làm trễ thời gian chỉ được sử dụng để sơ tán người hoặc để chuẩn bị cho việc phun bột chữa cháy.
(2) Đường thoát nạn: phải được giữ thông thoáng trong mọi lúc và phải trang bị đầy đủ đèn chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát nạn để giảm tới mức nhỏ nhất quãng đường phải đi;
(3) Cửa mở ra ngoài có cơ cấu tự đóng có thể mở từ bên trong;
(4) Các tín hiệu báo động liên tục bằng ánh sáng và âm thanh bên trong khu vực bảo vệ tại các cửa ra vào và các tín hiệu báo động liên tục bằng ánh sáng bên ngoài khu vực được bảo vệ, phải hoạt động cho tới khi đám cháy ở trong khu vực được bảo vệ đã được dập tắt hoàn toàn;
(5) Khi có yêu cầu, các tín hiệu cảnh báo trước khi phun bột chữa cháy phải hoạt động tức thời từ lúc bắt đầu của thời gian trễ. Các tín hiệu này phải có đặc điểm khác so với tất cả các tín hiệu báo động khác;
(6) Cần cung cấp hướng dẫn và tổ chức huấn luyện cho tất cả những người ở trong hoặc ở lân cận các khu vực được bảo vệ, bao gồm cả việc duy trì hoặc tổ chức nhân lực để bảo đảm những người này hành động đúng khi hệ thống chữa cháy hoạt động.
Ngoài các yêu cầu trên cần đáp ứng các vấn đề sau:
- Nên cung cấp thiết bị hô hấp và các nhân viên được đào tạo để sử dụng thiết bị này;
- Các nhân viên không đi vào trong khu vực được bảo vệ cho tới khi đã được kiểm tra là họ có đủ điều kiện đảm bảo an toàn để làm nhiệm vụ.
Lượng bột chữa cháy trong hệ thống chữa cháy bằng bột phải đáp ứng yêu cầu gì?
Lượng bột chữa cháy trong hệ thống chữa cháy bằng bột được quy định tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13877-2:2023 về Phòng cháy chữa cháy - Hệ thống chữa cháy bằng bột - Phần 2: Yêu cầu thiết kế như sau:
Bột chữa cháy
Bột chữa cháy phải tuân theo TCVN 6102.
Lượng bột chữa cháy trong hệ thống tối thiểu phải đủ cho một khu vực được bảo vệ lớn nhất hoặc một nhóm các khu vực được bảo vệ đồng thời.
CẢNH BÁO 1: Việc trộn lẫn các loại bột khác nhau có thể dẫn đến vón cục và việc sản sinh ra khí sẽ làm tăng áp suất trong bình chứa gây mất an toàn.
CẢNH BÁO 2: Bột thu hồi lại có thể đã bị nhiễm bẩn trước đó và có thể đã hút ẩm. Nếu nó được tái chế sau đó, bột có thể trở nên vón cục và làm gián đoạn dòng xả của bột khi chữa cháy.
Theo đó, lượng bột chữa cháy trong hệ thống chữa cháy bằng bột tối thiểu phải đủ cho một khu vực được bảo vệ lớn nhất hoặc một nhóm các khu vực được bảo vệ đồng thời.
Lưu ý:
- Việc trộn lẫn các loại bột khác nhau có thể dẫn đến vón cục và việc sản sinh ra khí sẽ làm tăng áp suất trong bình chứa gây mất an toàn.
- Bột thu hồi lại có thể đã bị nhiễm bẩn trước đó và có thể đã hút ẩm. Nếu nó được tái chế sau đó, bột có thể trở nên vón cục và làm gián đoạn dòng xả của bột khi chữa cháy.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hệ thống chữa cháy bằng bột có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thay thế tờ khai hải quan bằng chứng từ trong hồ sơ hải quan được không? Thời hạn nộp chứng từ có liên quan thuộc hồ sơ hải quan?
- Điều dưỡng hạng 4 phải tốt nghiệp trình độ gì? Mã số chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng 4? Hệ số lương của điều dưỡng hạng 4?
- Mẫu đề cương báo cáo nội dung về công tác thanh tra định kỳ mới nhất? Có bao nhiêu nguyên tắc hoạt động thanh tra?
- Trong chiến dịch Đông Xuân 1953 1954 Liên quân Việt Lào giải phóng thị xã Thà Khẹt vào thời gian nào?
- Có được trừ ngày nghỉ phép năm vào lịch nghỉ Tết âm lịch của người lao động tại các doanh nghiệp không?