Hệ thống đi dây điện hạ áp là gì? Mạch điện của hệ thống đi dây hạ áp phải được bố trí như thế nào?

Mạch điện của hệ thống đi dây hạ áp phải được bố trí như thế nào? Số lượng ruột dẫn mang tải của hệ thống đi dây điện hạ áp được quy định như thế nào? Mong được hỗ trợ giải đáp sớm! Đây là câu hỏi của anh B.G đến từ Thái Nguyên.

Hệ thống đi dây điện hạ áp là gì?

Hệ thống đi dây điện hạ áp được giải thích tại tiết 520.3.1 tiểu mục 520.3 Mục 520 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7447-5-52:2010 (IEC 60364-5-52:2009) như sau:

Hệ thống đi dây (wiring system)

Hệ thống lắp ráp các ruột dẫn trần hoặc ruột dẫn có cách điện hoặc cáp hoặc thanh cái và các bộ phận giữ chặt và nếu cần cả phần bao bọc cáp hoặc thanh cái.

hệ thống đi dây

Hệ thống đi dây điện hạ áp (Hình từ Internet)

Mạch điện của hệ thống đi dây hạ áp phải được bố trí như thế nào?

Mạch điện của hệ thống đi dây hạ áp phải được bố trí theo quy định tại tiểu mục 521.8 Mục 521 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7447-5-52:2010 (IEC 60364-5-52:2009) như sau:

Kiểu hệ thống đi dây
...
521.8. Bố trí mạch điện
521.8.1. Các ruột dẫn của một mạch điện không được phân bố trên các cáp nhiều lõi, hệ thống đường ống, hệ thống ống dẫn cáp hoặc hệ thống hộp cáp khác nhau. Điều này không đòi hỏi trong trường hợp có một số cáp nhiều lõi tạo thành một mạch lắp đặt song song. Trong trường hợp các cáp nhiều lõi được lắp song song, mỗi cáp phải chứa ruột dẫn của từng pha và dây trung tính, nếu có.
521.8.2. Không được sử dụng dây trung tính chung cho nhiều mạch chính. Tuy nhiên, các mạch cuối một pha xoay chiều có thể được tạo thành từ một dây pha và dây trung tính của một mạch xoay chiều nhiều pha chỉ có một dây trung tính với điều kiện là vẫn nhận biết được bố trí các mạch điện. Mạch nhiều pha này phải được cách ly bằng thiết bị cách ly theo 536.2.2, cách ly tất cả các ruột dẫn mang điện.
CHÚ THÍCH Để định rõ vị trí dây dẫn bảo vệ chung cho nhiều mạch điện, xem TCVN 7447-5-54 (IEC 60364-5-54).
521.8.3. Trong trường hợp nhiều mạch điện được đấu nối trong một hộp nối, các đầu nối dành cho từng mạch điện phải được phân cách bằng vách cách điện, ngoại trừ đối với cơ cấu đấu nối phù hợp với bộ tiêu chuẩn IEC 60998 và khối đầu nối phù hợp với IEC 60947-7.
521.9. Sử dụng cáp mềm hoặc dây mềm
521.9.1. Cáp mềm có thể được sử dụng để đi dây cố định trong trường hợp đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn này
521.9.2. Thiết bị được thiết kế để di chuyển được trong khi sử dụng phải được nối bằng cáp mềm hoặc dây mềm, ngoại trừ thiết bị được cấp điện bởi các ray tiếp xúc.
521.9.3. Thiết bị đặc tĩnh tại nhưng lại di chuyển tạm thời được để đấu nối, làm sạch, v.v… ví dụ bếp hoặc các khối lắp chìm lắp đặt trên các sàn giả, phải được nối với cáp mềm hoặc dây mềm.
521.9.4. Hệ thống ống mềm có thể được sử dụng để bảo vệ ruột dẫn mềm có cách điện.
...

Theo đó, mạch điện của hệ thống đi dây hạ áp phải được bố trí như sau:

- Các ruột dẫn của một mạch điện không được phân bố trên các cáp nhiều lõi, hệ thống đường ống, hệ thống ống dẫn cáp hoặc hệ thống hộp cáp khác nhau. Điều này không đòi hỏi trong trường hợp có một số cáp nhiều lõi tạo thành một mạch lắp đặt song song. Trong trường hợp các cáp nhiều lõi được lắp song song, mỗi cáp phải chứa ruột dẫn của từng pha và dây trung tính, nếu có.

- Không được sử dụng dây trung tính chung cho nhiều mạch chính. Tuy nhiên, các mạch cuối một pha xoay chiều có thể được tạo thành từ một dây pha và dây trung tính của một mạch xoay chiều nhiều pha chỉ có một dây trung tính với điều kiện là vẫn nhận biết được bố trí các mạch điện. Mạch nhiều pha này phải được cách ly bằng thiết bị cách ly theo 536.2.2, cách ly tất cả các ruột dẫn mang điện.

CHÚ THÍCH Để định rõ vị trí dây dẫn bảo vệ chung cho nhiều mạch điện, xem TCVN 7447-5-54 (IEC 60364-5-54).

- Trong trường hợp nhiều mạch điện được đấu nối trong một hộp nối, các đầu nối dành cho từng mạch điện phải được phân cách bằng vách cách điện, ngoại trừ đối với cơ cấu đấu nối phù hợp với bộ tiêu chuẩn IEC 60998 và khối đầu nối phù hợp với IEC 60947-7.

Số lượng ruột dẫn mang tải của hệ thống đi dây điện hạ áp được quy định như thế nào?

Số lượng ruột dẫn mang tải của hệ thống đi dây điện hạ áp được quy định tại tiểu mục 523.6 Mục 523 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7447-5-52:2010 (IEC 60364-5-52:2009) như sau:

- Số lượng ruột dẫn cần xét trong một mạch điện là các ruột dẫn mang dòng điện phụ tải. Trong trường hợp có thể giả thiết là các ruột dẫn trong mạch điện nhiều pha mang dòng điện cân bằng thì không cần tính đến dây trung tính kết hợp. Trong các điều kiện này, cáp bốn lõi sẽ cho khả năng mang dòng như cáp ba lõi có cùng diện tích mặt cắt ruột dẫn cho từng dây pha. Cáp bốn lõi và cáp năm lõi chỉ có thể có khả năng mang dòng cao hơn khi chỉ có ba ruột dẫn mang tải. Giả thiết này không có hiệu lực trong trường hợp xuất hiện hài bậc ba hoặc bội của hài bậc ba thể hiện THDi (méo hài tổng) lớn hơn 15%.

- Trong trường hợp dây trung tính trong cáp nhiều lõi phải mang dòng điện do mất cân bằng của các dòng điện pha, độ tăng nhiệt độ có dòng chạy qua dây trung tính được bù lại bằng cách giảm nhiệt phát ra từ một hoặc nhiều dây pha. Trong trường hợp này, kích thước của dây trung tính phải được chọn dựa trên dòng điện pha cao nhất.

Trong mọi trường hợp, dây trung tính phải có diện tích mặt cắt thích hợp để phù hợp với 523.1

- Trong trường hợp dây trung tính mang dòng điện mà không giảm tải tương ứng của dây pha thì dây trung tính phải được tính đến khi khẳng định khả năng mang dòng điện của mạch điện. Dòng điện này có thể do dòng điện hài đáng kể gấp ba lần trong mạch ba pha. Nếu thành phần hài lớn hơn 15% dòng điện pha cơ bản thì cỡ dây trung tính không được nhỏ hơn cỡ dây pha. Ảnh hưởng về nhiệt do có hài bậc ba hoặc bội của hài bậc ba và hệ số suy giảm tương ứng đối với dòng điện hài cao hơn được nêu ở Phụ lục E.

- Không xét đến các ruột dẫn chỉ đóng vai trò làm dây bảo vệ (dây PE). Dây PEN phải được xem xét theo cách tương tự dây trung tính.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Điện hạ áp

Nguyễn Nhật Vy

Điện hạ áp
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Điện hạ áp có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Điện hạ áp Tiêu chuẩn Việt Nam
MỚI NHẤT
Pháp luật
TCVN 13733-2:2023 (ISO 20140-2:2018) về Hệ thống tự động hóa và tích hợp - Đánh giá hiệu suất năng lượng có ảnh hưởng đến môi trường?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10687-12-2:2023 hiệu suất năng lượng của tuabin gió phát điện dựa trên phép đo gió trên vỏ tuabin thế nào?
Pháp luật
Thiết kế mặt bằng tổng thể các sân thể thao cần phải bảo đảm những yêu cầu gì để đúng với TCVN 4205:2012?
Pháp luật
Diện tích tối thiểu đất xây dựng sân thể thao nhiều môn và khoảng cách ly vệ sinh đối với sân thể thao phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Pháp luật
Khách hàng là gì? Sự thỏa mãn của khách hàng được xác định thế nào? Mô hình khái niệm về sự thỏa mãn của khách hàng?
Pháp luật
Điều kiện vận hành cụm đóng cắt và điều khiển hạ áp theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13724-1:2023?
Pháp luật
Máy xây dựng có được sử dụng khi chưa đưa vào danh sách tài sản cố định? Cần làm gì để đảm bảo máy làm việc tốt trong suốt thời gian sử dụng?
Pháp luật
TCVN 13809-1:2023 (ISO/IEC 22123-1:2021) về Công nghệ thông tin - Tính toán mây - Phần 1: Từ vựng thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn về quản trị danh mục đầu tư theo Tiêu chuẩn quốc gia? Trách nhiệm của chủ thể quản trị danh mục đầu tư?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13811:2023 ISO/IEC TS 23167:2020 về máy ảo và ảo hóa hệ thống như thế nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào