Hệ thống dò là gì? Báo cáo các kết quả kiểm để đánh giá đặc tính đo của các hệ thống dò tiếp xúc đối với máy công cụ điều khiển số gồm các thông số nào?
Hệ thống dò là gì?
Theo quy định tại tiết 3.2.2 tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7011-10:2013 (ISO 230-10:2011) về Quy tắc kiểm máy công cụ - Phần 10: Xác định đặc tính đo hệ thống dò của máy công cụ điều khiển số thì:
Hệ thống dò (probing system) là hệ thống gồm có một đầu dò, hệ thống truyền tín hiệu (ví dụ, quang học, vô tuyến, dây dẫn), phần cứng xử lý tín hiệu, phần mềm và phần cứng dò và có thể có phần kéo dài của đầu dò, hệ thống thay đầu dò, mũi dò và phần kéo dài của mũi dò, khi được sử dụng cùng với máy công cụ điều khiển số thích hợp.
CHÚ THÍCH 1: Các phép kiểm trong tiêu chuẩn này liên quan đến các hệ thống dò gồm có các đầu dò tiếp xúc được trang bị một hệ thống mũi dò đơn song song với đường trung bình của đường tâm trục chính máy công cụ như đã mô tả trên Hình 2. Đối với các ứng dụng sử dụng các hệ thống mũi dò được trang bị nhiều mũi dò (xem Hình 3), và đối với ứng dụng trong đó phép đo được thực hiện bằng cách sử dụng nhiều định hướng đường trung bình của đường tâm trục chính so với hệ WCS cần có các kiểm tra bổ sung được quy định trong ISO 10360-5.
CHÚ THÍCH 2: Định nghĩa này theo định nghĩa 2.6, ISO 10360-1:2000.
Ngoài ra,
Đầu dò (probe) là thiết bị nhận biết một đặc điểm và tạo ra tín hiệu trong quá trình dò.
Đầu dò tiếp xúc (contacting probe) là đầu dò cần có sự tiếp xúc vật liệu với bề mặt được đo (phát hiện) để vận hành.
Ví dụ: Bộ ngắt mạch điện, tenxơmét (cảm biến đo biến dạng).
Đầu dò không tiếp xúc (non-contacting probe) là đầu dò không cần sự tiếp xúc vật liệu với bề mặt được đo (phát hiện) để vận hành.
Ví dụ: Các hệ thống quang học và laze, các hệ thống cảm ứng và điện dung.
Lưu ý về phạm vi áp dụng của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7011-10:2013 (ISO 230-10:2011) về Quy tắc kiểm máy công cụ - Phần 10: Xác định đặc tính đo hệ thống dò của máy công cụ điều khiển số:
Tiêu chuẩn này quy định các quy trình kiểm để đánh giá đặc tính đo của các hệ thống dò tiếp xúc (được sử dụng ở chế độ dò các điểm rời rạc) được tích hợp với một máy công cụ điều khiển số.
Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các kiểu hệ thống dò khác, như các hệ thống dò được sử dụng ở chế độ quét hoặc các hệ thống không tiếp xúc.
Các máy công cụ điều khiển số có thể áp dụng các hệ thống dò tiếp xúc trong các ứng dụng về quy trình gia công như:
- Xác định được chi tiết gia công chính xác đã chịu tải trước khi gia công;
- Định vị và/hoặc sự căn chỉnh chi tiết gia công;
- Đo chi tiết gia công sau khi gia công, nhưng vẫn lắp trên máy;
- Đo vị trí và định hướng các trục quay của máy công cụ;
- Đo và chỉnh đặt dụng cụ cắt (bán kính, chiều dài và độ lệch dụng cụ);
- Phát hiện sự hư hỏng dụng cụ.
Hệ thống dò là gì? (Hình từ Internet)
Các ảnh hưởng đến đặc tính đo của hệ thống dò tiếp xúc đối với máy công cụ điều khiển số là gì?
Theo quy định tại tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7011-10:2013 (ISO 230-10:2011) về Quy tắc kiểm máy công cụ - Phần 10: Xác định đặc tính đo hệ thống dò của máy công cụ điều khiển số thì quy định về những lưu ý ban đầu về ảnh hưởng đến đặc tính đo của hệ thống dò:
Đặc tính đo của hệ thống dò bao gồm các đặc tính của máy công cụ trên một thể tích nhỏ, có giới hạn và không thu được một cách đơn giản từ các đặc tính kỹ thuật riêng biệt của đầu dò.
Các ảnh hưởng chính đến đặc tính của các hệ thống dò của một máy công cụ như sau:
- Khả năng lặp lại của máy công cụ;
- Độ chính xác hình học của máy công cụ, nghĩa là độ chính xác định vị (bao gồm độ phân giải, khe hở), độ thẳng, độ lắc ngang, độ lắc dọc, chuyển động sai số lắc xoay, độ vuông góc giữa các trục, v.v…
- Sự nhiễm bẩn của các bề mặt được đo (phát hiện được);
- Sai số dò và khả năng lặp lại của hệ thống dò, bao gồm cả thay và định vị lại dụng cụ dò;
- Định chất lượng hệ thống dò;
- Các ảnh hưởng của nhiệt độ đến máy công cụ, hệ thống dò, mẫu giả và chi tiết gia công/dụng cụ bao gồm cả độ trôi của các trục và các trục chính chuyển động;
- Tốc độ tiến và các gia tốc trong quá trình dò;
- Khoảng chạy chưa tới và khoảng chạy vượt quá;
- Độ trễ thời gian và thay đổi của độ trễ thời gian giữa tín hiệu dò và chỉ thị của các bộ chuyển đổi vị trí của máy công cụ;
- Bề mặt của chi tiết gia công/dụng cụ được dò.
Báo cáo các kết quả kiểm để đánh giá đặc tính đo của các hệ thống dò tiếp xúc đối với máy công cụ điều khiển số gồm các thông số nào?
Theo quy định tại tiểu mục 4.9 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7011-10:2013 (ISO 230-10:2011) về Quy tắc kiểm máy công cụ - Phần 10: Xác định đặc tính đo hệ thống dò của máy công cụ điều khiển số thì:
Báo cáo các kết quả kiểm để đánh giá đặc tính đo của các hệ thống dò tiếp xúc đối với máy công cụ điều khiển số gồm các thông số sau:
- Ký hiệu của máy công cụ;
- Ký hiệu phần mềm đo;
- Ký hiệu của cảm biến/đầu dò;
- Ký hiệu các thành phần của hệ thống mũi dò và chiều dài. e) Chỉnh đặt lực chuyển mạch (đóng cắt) đầu dò, nếu có;
- Ví trí và sự định hướng cảm biến/đầu dò, nếu không được cố định bởi kết cấu của máy công cụ;
- Kiểu, kích thước và ký hiệu của mẫu giả hoặc dụng cụ được đo;
- Định vị của mẫu giả trong thể tích đo của máy công cụ, nếu có;
- Tốc độ tiến trong quá trình định chất lượng đầu dò và trong quá trình kiểm;
- Khoảng cách dò trong quá trình định chất lượng đầu dò và trong quá trình kiểm;
- Số lượng và sự phân bố các điểm dò;
- Tốc độ trục chính được lập trình, nếu có;
- Các nhiệt độ của máy có liên quan và nhiệt độ môi trường xung quanh;
- Chu trình làm nóng máy.
Phan Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Máy công cụ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hành lý sẽ được thanh lý trong trường hợp nào? Thủ tục thanh lý hành lý được thực hiện như thế nào?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú với đảng viên là cán bộ công chức viên chức đi học tập trung 12 tháng trong năm?
- Anh em họ hàng chung sống với nhau như vợ chồng bị phạt bao nhiêu? Giải quyết hậu quả việc chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thế nào?
- Mẫu Bản kiểm điểm Đảng viên của Bí thư đảng đoàn mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Nội dung kiểm điểm của Bí thư đảng đoàn?
- Kỳ kế toán năm đầu tiên ngắn hơn 90 ngày thì có được cộng qua năm sau để tính thành một kỳ kế toán năm không?