Hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách bằng xe buýt được đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước không?
- Doanh nghiệp có được sử dụng các phương tiện bất kỳ của đơn vị mình để thay thế xe buýt đột xuất hay không?
- Hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách bằng xe buýt được đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước?
- Sở Giao thông vận tải có thẩm quyền công bố mở tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt đúng không?
Doanh nghiệp có được sử dụng các phương tiện bất kỳ của đơn vị mình để thay thế xe buýt đột xuất hay không?
Theo khoản 2 Điều 34 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT có quy định như sau:
Quy định về ngừng khai thác trên tuyến, đóng tuyến xe buýt; bổ sung xe, thay thế xe buýt khai thác trên tuyến
...
2. Bổ sung xe, thay thế xe buýt
a) Doanh nghiệp, hợp tác xã được thay thế xe đang khai thác trên tuyến hoặc được bổ sung xe nếu việc bổ sung không làm tăng số chuyến xe. Xe được bổ sung, thay thế phải có phù hiệu “XE BUÝT” và phải đảm bảo các yêu cầu về loại phương tiện tham gia khai thác tuyến theo hợp đồng đã ký kết;
b) Doanh nghiệp, hợp tác xã được sử dụng các phương tiện bất kỳ của đơn vị mình đã được cấp phù hiệu “XE BUÝT” để thay thế xe đột xuất khi xe đang hoạt động trên tuyến gặp sự cố kỹ thuật hoặc tai nạn giao thông hoặc do các nguyên nhân bất khả kháng khác.
Theo đó, doanh nghiệp được sử dụng các phương tiện bất kỳ của đơn vị mình để thay thế xe buýt đột xuất với điều kiện phương tiện đó đã được cấp phù hiệu “XE BUÝT” và thuộc một trong các trường hợp sau:
- Xe buýt đang hoạt động trên tuyến gặp sự cố kỹ thuật;
- Xe buýt đang hoạt động trên tuyến gặp tai nạn giao thông;
- Do các nguyên nhân bất khả kháng khác.
Doanh nghiệp có được sử dụng các phương tiện bất kỳ của đơn vị mình để thay thế xe buýt đột xuất hay không? (Hình từ Internet)
Hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách bằng xe buýt được đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước?
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách bằng xe buýt như sau:
Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách bằng xe buýt
1. Hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách bằng xe buýt bao gồm: đường (hoặc làn đường) dành riêng hoặc ưu tiên cho xe buýt, điểm đầu, điểm cuối, điểm dừng, biển báo, nhà chờ, điểm trung chuyển, bãi đỗ xe buýt, bến xe buýt.
2. Hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách bằng xe buýt được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác hoặc từ nguồn xã hội hóa.
3. Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm quản lý, đầu tư xây dựng hoặc xã hội hoá đầu tư xây dựng, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách bằng xe buýt tại địa phương theo phân công nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Theo đó, hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách bằng xe buýt được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác hoặc từ nguồn xã hội hóa.
Như vậy, hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách bằng xe buýt có được đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước.
Sở Giao thông vận tải có thẩm quyền công bố mở tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt đúng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 32 Thông tư 12/2020/TT-BGTVT về công bố mở tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt như sau:
Công bố mở tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt
1. Sở Giao thông vận tải công bố mở tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt tại địa phương theo danh mục mạng lưới tuyến được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt. Đối với các tuyến xe buýt đi qua địa bàn nhiều tỉnh, thành phố, căn cứ vào danh mục mạng lưới tuyến đã được phê duyệt, việc công bố mở tuyến do Sở Giao thông vận tải có tuyến xe buýt nơi doanh nghiệp, hợp tác xã đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh thực hiện sau khi có văn bản thống nhất của Sở Giao thông vận tải đầu tuyến bên kia và Sở Giao thông vận tải có hành trình tuyến đi qua. Trường hợp tuyến xe buýt có điểm đầu hoặc điểm cuối nằm trong khu vực cảng hàng không thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thống nhất với Bộ Giao thông vận tải trước khi công bố mở tuyến.
2. Nội dung công bố mở tuyến xe buýt
a) Doanh nghiệp, hợp tác xã khai thác tuyến;
b) Số hiệu tuyến hoặc mã số tuyến; cự ly; hành trình (điểm đầu, điểm cuối, điểm dừng);
c) Biểu đồ chạy xe, thời gian hoạt động của tuyến;
d) Nhãn hiệu, sức chứa, màu sơn đặc trưng của xe hoạt động trên tuyến;
đ) Giá vé.
3. Sở Giao thông vận tải phải công bố trên Trang thông tin điện tử của Sở các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này chậm nhất 15 ngày, trước khi thực hiện hoạt động vận chuyển hành khách trên tuyến bằng xe buýt.
Như vậy, Sở Giao thông vận tải có thẩm quyền công bố mở tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt.
Theo đó, Sở Giao thông vận tải phải thực hiện công bố trên Trang thông tin điện tử của Sở chậm nhất 15 ngày, trước khi thực hiện hoạt động vận chuyển hành khách trên tuyến bằng xe buýt.
Trịnh Lê Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Vận tải hành khách có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?