Hệ thống kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước là gì? Nhiệm vụ của Vụ Kiểm toán nội bộ trong việc quản lý Hệ thống này?
Hệ thống kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước là gì?
Hệ thống kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước được giải thích tại Điều 3 Thông tư 06/2020/TT-NHNN, cụ thể như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hệ thống kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước là tổng thể các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức được thiết lập và triển khai thực hiện trong các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước phù hợp với quy định của pháp luật, của Ngân hàng Nhà nước và quy định tại Thông tư này nhằm kiểm soát, phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời các rủi ro có thể xảy ra, đảm bảo hoạt động của đơn vị được an toàn, hiệu quả và đạt được các mục tiêu đề ra.
...
Theo đó, hệ thống kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước được hiểu là tổng thể các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức được thiết lập và triển khai thực hiện trong các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước phù hợp với quy định của pháp luật, của Ngân hàng Nhà nước và quy định tại Thông tư này.
Nhằm kiểm soát, phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời các rủi ro có thể xảy ra, đảm bảo hoạt động của đơn vị được an toàn, hiệu quả và đạt được các mục tiêu đề ra.
Hệ thống kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước là gì? Nhiệm vụ của Vụ Kiểm toán nội bộ trong việc quản lý Hệ thống này? (hình từ internet)
Ai có quyền quyết định cách thức, phương pháp xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước?
Tại Điều 9 Thông tư 06/2020/TT-NHNN quy định về Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác kiểm soát nội bộ như sau:
Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác kiểm soát nội bộ
1. Thống đốc quyết định cách thức, phương pháp xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước phù hợp trên cơ sở quy định của pháp luật và yêu cầu của công tác quản lý, điều hành hoạt động Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.
2. Vụ Kiểm toán nội bộ tham mưu, đề xuất Thống đốc:
a) Cách thức, phương pháp xây dựng, duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước phù hợp, hiệu lực, hiệu quả.
b) Ban hành quy định hướng dẫn nghiệp vụ, quy trình kiểm soát nội bộ đối với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước.
c) Chỉ đạo và thực hiện kiểm tra, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ các đơn vị; đề xuất Thống đốc các biện pháp hoàn thiện cơ chế, quy trình nghiệp vụ và tổ chức hoạt động kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước đảm bảo hiệu lực, hiệu quả.
d) Đề xuất việc cung cấp, khai thác các thông tin, tài liệu liên quan để thực hiện có hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy, việc quyết định cách thức, phương pháp xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước thuộc về Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Nhiệm vụ của Vụ Kiểm toán nội bộ trong việc quản lý hệ thống kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước quy định ra sao?
Nhiệm vụ của Vụ Kiểm toán nội bộ trong việc quản lý hệ thống kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước quy định tại Điều 26 Thông tư 06/2020/TT-NHNN như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Vụ Kiểm toán nội bộ
1. Nhiệm vụ:
a) Lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu trình Thống đốc phê duyệt.
b) Đánh giá về tính hợp lý, hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ và tính tuân thủ, hiệu quả hoạt động của đơn vị được kiểm toán; kiến nghị biện pháp sửa chữa, khắc phục những sai sót, xử lý các vi phạm; tư vấn các biện pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ; theo dõi, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị, khuyến nghị của kiểm toán nội bộ.
c) Phát triển, bổ sung, hoàn thiện phương pháp, cách thức thực hiện kiểm toán nội bộ Ngân hàng Nhà nước nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm toán và đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành của Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước.
d) Tư vấn cho Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước trong việc hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, quy trình đánh giá rủi ro, quản lý rủi ro trên cơ sở phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.
đ) Phối hợp với các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước xây dựng khung năng lực chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp kiểm soát viên ngân hàng để làm cơ sở tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng đối với người làm công tác kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ.
e) Thiết lập, duy trì cơ chế trao đổi nghiệp vụ với tổ chức Kiểm toán Nhà nước, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và các cơ quan, đơn vị kiểm toán liên quan nhằm tham vấn chuyên môn và phối hợp công tác có hiệu quả; là đơn vị đầu mối, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc xử lý những vấn đề có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ.
...
Như vậy, nhiệm vụ của Vụ Kiểm toán nội bộ trong việc quản lý hệ thống kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước quy định như sau:
(1) Đánh giá về tính hợp lý, hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ và tính tuân thủ, hiệu quả hoạt động của đơn vị được kiểm toán;
(2) Tư vấn các biện pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ; theo dõi, giám sát, kiểm tra việc thực hiện các kiến nghị, khuyến nghị của kiểm toán nội bộ.
(3) Tư vấn cho Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước trong việc hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, quy trình đánh giá rủi ro, quản lý rủi ro trên cơ sở phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kiểm soát nội bộ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viên chức Bộ Tư pháp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong bao nhiêu năm thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc?
- Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
- Đối tượng được hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai mới?
- Mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn sử dụng trong đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non?
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?