Hệ thống quản lý kinh doanh liên tục (BCMS) có những thành phần chính nào? BCMS có những lợi ích gì?

Hệ thống quản lý kinh doanh liên tục (BCMS) gồm có những thành phần chính nào theo quy định? Hệ thống quản lý kinh doanh liên tục có những lợi ích gì? Yêu cầu khi thiết lập chính sách kinh doanh liên tục?

Hệ thống quản lý kinh doanh liên tục (BCMS) có những thành phần chính nào?

Theo Mục 01 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 22301:2023 (ISO 22301:2019) về An ninh và khả năng thích ứng - Hệ thống quản lý kinh doanh liên tục - Các yêu cầu quy định về Hệ thống quản lý kinh doanh liên tục (BCMS) như sau:

- BCMS nhấn mạnh tầm quan trọng của:

+ Việc hiểu nhu cầu của tổ chức và sự cần thiết đối với việc thiết lập chính sách và mục tiêu quản lý kinh doanh liên tục,

+ Triển khai và duy trì các quá trình, khả năng và cơ cấu ứng phó để đảm bảo rằng tổ chức sẽ vượt qua các gián đoạn,

+ Theo dõi và xem xét kết quả thực hiện và hiệu lực của Hệ thống quản lý kinh doanh liên tục, và

+ Cải tiến liên tục dựa trên các biện pháp định tính và định lượng.

BCMS cũng giống như các hệ thống quản lý khác có các thành phần chính sau:

- Chính sách;

- Nhân sự có năng lực với các trách nhiệm xác định;

- Các quá trình quản lý liên quan đến:

+ Chính sách,

+ Hoạch định,

+ Áp dụng và triển khai,

+ Đánh giá kết quả thực hiện,

+ Xem xét của lãnh đạo, và

+ Cải tiến liên tục;

+ Thông tin dạng văn bản hỗ trợ cho kiểm soát việc thực hiện và giúp đánh giá kết quả thực hiện.

Hệ thống quản lý kinh doanh liên tục (BCMS) có những thành phần chính nào? BCMS có những lợi ích gì?

Hệ thống quản lý kinh doanh liên tục (BCMS) có những thành phần chính nào? (Hình từ Internet)

Hệ thống quản lý kinh doanh liên tục có những lợi ích gì?

Lợi ích của hệ thống quản lý kinh doanh liên tục được quy định tại Mục 02 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 22301:2023 (ISO 22301:2019) về An ninh và khả năng thích ứng - Hệ thống quản lý kinh doanh liên tục - Các yêu cầu như sau:

Mục đích của hệ thống quản lý kinh doanh liên tục là chuẩn bị, đưa ra và duy trì các kiểm soát và khả năng quản lý năng lực tổng thể của tổ chức để duy trì hoạt động trong thời gian gián đoạn. Để đạt được điều này, tổ chức:

(1) Ở góc độ hoạt động kinh doanh:

- Hỗ trợ cho các mục tiêu chiến lược của tổ chức;

- Tạo lợi thế cạnh tranh;

- Bảo vệ và nâng cao uy tín và sự tin cậy cho tổ chức;

- Xây dựng khả năng thích ứng của tổ chức;

(2) Ở góc độ tài chính:

- Giảm hứng chịu rủi ro về pháp lý và tài chính;

- Giảm chi phí trực tiếp và gián tiếp do việc gián đoạn;

(3) Ở góc độ các bên quan tâm:

- Bảo vệ sinh mạng, tài sản và môi trường;

- Xem xét mong đợi của các bên quan tâm;

- Mang lại lòng tin vào khả năng thành công của tổ chức;

(4) Đối với các quá trình nội bộ của tổ chức:

- Nâng cao khả năng duy trì hiệu lực trong quá trình gián đoạn;

- Chứng tỏ việc kiểm soát chủ động các rủi ro một cách hiệu lực và hiệu quả;

- Giải quyết những điểm yếu trong hoạt động của tổ chức.

Yêu cầu khi thiết lập chính sách kinh doanh liên tục?

Yêu cầu khi thiết lập chính sách kinh doanh liên tục được quy định tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 22301:2023 (ISO 22301:2019) về An ninh và khả năng thích ứng - Hệ thống quản lý kinh doanh liên tục - Các yêu cầu như sau:

Sự lãnh đạo
...
5.2 Chính sách
5.2.1 Thiết lập chính sách kinh doanh liên tục
Lãnh đạo cao nhất phải thiết lập chính sách kinh doanh liên tục:
a) thích hợp với mục đích của tổ chức;
b) đưa ra khuôn khổ cho việc thiết lập các mục tiêu kinh doanh liên tục;
c) bao gồm việc cam kết thỏa mãn các yêu cầu được áp dụng;
d) bao gồm việc cam kết cải tiến liên tục BCMS.
5.2.2 Trao đổi thông tin về chính sách kinh doanh liên tục
Chính sách kinh doanh liên tục phải:
a) sẵn có bằng thông tin dạng văn bản;
b) được truyền đạt trong tổ chức;
c) sẵn có cho các bên quan tâm liên quan, khi thích hợp.
5.3 Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn
Lãnh đạo cao nhất phải đảm bảo rằng trách nhiệm và quyền hạn của các vị trí thích hợp được phân công và truyền đạt trong tổ chức.
Lãnh đạo cao nhất phải phân công trách nhiệm và quyền hạn:
a) để đảm bảo rằng BCMS phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này;
b) báo cáo về kết quả thực hiện BCMS cho lãnh đạo cao nhất.
...

Theo đó, khi thiết lập chính sách kinh doanh liên tục, lãnh đạo cao nhất phải thiết lập sao cho:

- Thích hợp với mục đích của tổ chức;

- Đưa ra khuôn khổ cho việc thiết lập các mục tiêu kinh doanh liên tục;

- Bao gồm việc cam kết thỏa mãn các yêu cầu được áp dụng;

- Bao gồm việc cam kết cải tiến liên tục Hệ thống quản lý kinh doanh liên tục.

Lưu ý:

- Chính sách kinh doanh liên tục phải: sẵn có bằng thông tin dạng văn bản; được truyền đạt trong tổ chức và sẵn có cho các bên quan tâm liên quan, khi thích hợp.

- Lãnh đạo cao nhất phải đảm bảo rằng trách nhiệm và quyền hạn của các vị trí thích hợp được phân công và truyền đạt trong tổ chức.

- Lãnh đạo cao nhất phải phân công trách nhiệm và quyền hạn: Để đảm bảo rằng hệ thống quản lý kinh doanh liên tục phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn này; Báo cáo về kết quả thực hiện hệ thống quản lý kinh doanh liên tục cho lãnh đạo cao nhất.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hệ thống quản lý kinh doanh liên tục

Nguyễn Thị Hậu

Hệ thống quản lý kinh doanh liên tục
Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hệ thống quản lý kinh doanh liên tục có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hệ thống quản lý kinh doanh liên tục Tiêu chuẩn Việt Nam
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10687-12-2:2023 hiệu suất năng lượng của tuabin gió phát điện dựa trên phép đo gió trên vỏ tuabin thế nào?
Pháp luật
Thiết kế mặt bằng tổng thể các sân thể thao cần phải bảo đảm những yêu cầu gì để đúng với TCVN 4205:2012?
Pháp luật
Diện tích tối thiểu đất xây dựng sân thể thao nhiều môn và khoảng cách ly vệ sinh đối với sân thể thao phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Pháp luật
Khách hàng là gì? Sự thỏa mãn của khách hàng được xác định thế nào? Mô hình khái niệm về sự thỏa mãn của khách hàng?
Pháp luật
Điều kiện vận hành cụm đóng cắt và điều khiển hạ áp theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13724-1:2023?
Pháp luật
Máy xây dựng có được sử dụng khi chưa đưa vào danh sách tài sản cố định? Cần làm gì để đảm bảo máy làm việc tốt trong suốt thời gian sử dụng?
Pháp luật
TCVN 13809-1:2023 (ISO/IEC 22123-1:2021) về Công nghệ thông tin - Tính toán mây - Phần 1: Từ vựng thế nào?
Pháp luật
Hướng dẫn về quản trị danh mục đầu tư theo Tiêu chuẩn quốc gia? Trách nhiệm của chủ thể quản trị danh mục đầu tư?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13811:2023 ISO/IEC TS 23167:2020 về máy ảo và ảo hóa hệ thống như thế nào?
Pháp luật
Trong việc sản xuất bao bì thực phẩm thì đường ống dây dẫn nước phải tuân thủ những gì? Có các biện pháp nào trong phòng ngừa ô nhiễm?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào