Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ bao gồm những gì? Nguyên tắc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là gì?
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ bao gồm những gì?
Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 31/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
1. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là hệ thống gồm:
a) Các bộ chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, các quy trình đánh giá khả năng trả nợ, thanh toán của khách hàng trên cơ sở định tính và định lượng về mặt tài chính, tình hình kinh doanh, quản trị, uy tín của khách hàng, kể cả khách hàng là đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng; các thông tin về người có liên quan của khách hàng là đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng;
b) Phương pháp đánh giá xếp hạng cho từng nhóm đối tượng khách hàng khác nhau.
...
Như vậy, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là hệ thống gồm:
- Các bộ chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, các quy trình đánh giá khả năng trả nợ, thanh toán của khách hàng trên cơ sở định tính và định lượng về mặt tài chính, tình hình kinh doanh, quản trị, uy tín của khách hàng, kể cả khách hàng là đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng; các thông tin về người có liên quan của khách hàng là đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng;
- Phương pháp đánh giá xếp hạng cho từng nhóm đối tượng khách hàng khác nhau.
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ bao gồm những gì? Nguyên tắc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là gì? (hình từ internet)
Nguyên tắc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là gì?
Theo Điều 5 Thông tư 31/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ
...
2. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải được xây dựng theo các nguyên tắc sau:
a) Xây dựng trên cơ sở số liệu, thông tin của tất cả khách hàng đã thu thập được trong thời gian ít nhất 01 (một) năm liền kề trước năm xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ;
b) Ít nhất mỗi năm một lần, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải được xem xét, đánh giá trên cơ sở số liệu, thông tin khách hàng thu thập được trong năm; ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng thực hiện sửa đổi, bổ sung hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (nếu cần thiết);
c) Có quy định các mức xếp hạng tương ứng với mức độ rủi ro từ thấp đến cao;
d) Được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên (đối với ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng), Tổng giám đốc hoặc Giám đốc (đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài) phê duyệt áp dụng.
Như vậy, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải được xây dựng theo các nguyên tắc sau:
- Xây dựng trên cơ sở số liệu, thông tin của tất cả khách hàng đã thu thập được trong thời gian ít nhất 01 (một) năm liền kề trước năm xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ;
- Ít nhất mỗi năm một lần, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải được xem xét, đánh giá trên cơ sở số liệu, thông tin khách hàng thu thập được trong năm; ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng thực hiện sửa đổi, bổ sung hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (nếu cần thiết);
- Có quy định các mức xếp hạng tương ứng với mức độ rủi ro từ thấp đến cao;
- Được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên (đối với ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng), Tổng giám đốc hoặc Giám đốc (đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài) phê duyệt áp dụng.
Bộ phận nào có có trách nhiệm bổ sung, sửa đổi hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ?
Theo Điều 12 Thông tư 31/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Quản lý nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro
...
2. Trách nhiệm của bộ phận quản lý nợ, cam kết ngoại bảng:
a) Xây dựng, trình Tổng giám đốc (Giám đốc) để trình Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên (đối với ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng) hoặc trình Tổng giám đốc (Giám đốc) (đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài) phê duyệt áp dụng, ban hành:
(i) Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, bổ sung, sửa đổi hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ;
(ii) Chính sách dự phòng rủi ro, sửa đổi, bổ sung chính sách dự phòng rủi ro;
b) Xây dựng, trình Tổng giám đốc (Giám đốc) ban hành các quy định về quản lý, vận hành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, việc thu thập, bổ sung số liệu, thông tin khách hàng;
c) Quản lý, vận hành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ;
d) Quản lý việc thực hiện việc phân loại nợ, cam kết ngoại bảng, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong toàn hệ thống;
đ) Tổng hợp, báo cáo, đề xuất Hội đồng xử lý rủi ro các nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng xử lý rủi ro theo quy định tại Nghị định về trích lập dự phòng rủi ro;
e) Quản lý, theo dõi các đơn vị, cá nhân trong việc thực hiện quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 6 Thông tư này;
g) Cung cấp thông tin, phối hợp với các đơn vị chức năng tại trụ sở chính trong việc xây dựng trình Tổng giám đốc (Giám đốc) để trình Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên (đối với ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng) hoặc trình Tổng giám đốc (Giám đốc) (đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài) ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung quy định nội bộ về cấp tín dụng, quản lý nợ của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng;
h) Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định nội bộ của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
Như vậy, bộ phận nào có có trách nhiệm bổ sung, sửa đổi hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là bộ phận quản lý nợ, cam kết ngoại bảng
Nguyễn Thị Thanh Xuân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về phiếu đánh giá chất lượng, xếp loại Đảng viên cuối năm? 03 bước đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm chuẩn?
- Ngày Pháp luật 9 tháng 11 có thể được tổ chức dưới hình thức nào? Cơ quan nào sẽ có trách nhiệm tổ chức Ngày pháp luật?
- Mẫu 02A, 02B Bản kiểm điểm cá nhân Đảng viên 2024 tải về? Cách viết mẫu Bản kiểm điểm cá nhân năm 2024 của Đảng viên ra sao?
- Trong hoạt động đăng ký môi trường, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm gì? Thời điểm đăng ký môi trường là khi nào?
- Ảnh chụp lén là gì? Người bị chụp ảnh lén có thể yêu cầu bồi thường những khoản thiệt hại khi danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm?