Hiệp thương dân chủ là gì? Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có nhiệm vụ hiệp thương dân chủ cử ra Ủy ban Trung ương không?
Hiệp thương dân chủ là gì?
Hiệp thương dân chủ là một quá trình đàm phán và thảo luận giữa các bên liên quan, nhằm đạt được sự đồng thuận về một vấn đề nhất định, với sự tham gia của nhiều thành phần khác nhau trong xã hội theo nguyên tắc dân chủ.
Trong hiệp thương dân chủ, tất cả các bên đều có quyền phát biểu, trình bày quan điểm, thảo luận một cách bình đẳng và công khai. Ý kiến của các bên được lắng nghe và tôn trọng, nhằm đảm bảo rằng quyết định cuối cùng phản ánh được lợi ích chung và sự đồng thuận rộng rãi.
Khái niệm hiệp thương dân chủ thường liên quan đến việc lựa chọn, giới thiệu ứng cử viên vào các cơ quan đại biểu như Quốc hội và Hội đồng Nhân dân. Trong quá trình hiệp thương dân chủ, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, đoàn thể nhân dân tiến hành các cuộc họp hiệp thương để thống nhất danh sách ứng cử viên, bảo đảm tính đại diện rộng rãi và công bằng.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Hiệp thương dân chủ là gì? Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có nhiệm vụ hiệp thương dân chủ cử ra Ủy ban Trung ương không? (Hình từ Internet)
Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có nhiệm vụ hiệp thương dân chủ cử ra Ủy ban Trung ương không?
Căn cứ theo điểm c khoản 3 Điều 7 Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2019 quy định như sau:
Đại hội
1. Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mỗi cấp là cơ quan hiệp thương cao nhất của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp đó, 5 năm tổ chức một lần.
2. Số lượng, cơ cấu thành phần đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Hội nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiệp thương thỏa thuận.
3. Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có nhiệm vụ:
a) Thảo luận và thông qua báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhiệm kỳ mới;
b) Sửa đổi, bổ sung Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
c) Hiệp thương dân chủ cử ra Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
d) Thông qua Nghị quyết Đại hội.
...
Theo đó, Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có nhiệm vụ hiệp thương dân chủ cử ra Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo Điều 26 Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2019 quy định về trách nhiệm của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã bao gồm:
- Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn (gọi chung là Ban Thường trực cấp xã) do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã hiệp thương dân chủ cử trong số Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là cơ quan đại diện của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã giữa hai kỳ họp.
- Ban Thường trực cấp xã gồm có Chủ tịch, không quá hai Phó Chủ tịch và Ủy viên Thường trực.
- Ban Thường trực cấp xã có những nhiệm vụ, quyền hạn sau:
+ Tổ chức việc chuẩn bị, triệu tập và chủ trì các kỳ họp Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã;
+ Tổ chức thực hiện Nghị quyết, Chương trình phối hợp và thống nhất hành động hằng năm, sáu tháng của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp mình và các chủ trương công tác của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên; chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Quyết định của Ủy ban nhân dân có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của mình;
+ Thường xuyên tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân để phản ánh, kiến nghị với cấp ủy Đảng, chính quyền cấp xã, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện;
+ Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền; thực hiện giám sát và phản biện xã hội theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước ở địa phương;
+ Tổ chức thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước trong nhân dân; các nhiệm vụ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng và củng cố chính quyền; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở; tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo ở địa phương;
+ Quyết định công nhận Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của Ban Công tác Mặt trận, Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng;
+ Giữ mối quan hệ phối hợp công tác với cơ quan nhà nước và các tổ chức thành viên cấp xã;
+ Hướng dẫn hoạt động của các tổ chức tư vấn, cộng tác viên của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp;
+ Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản theo thẩm quyền;
+ Xét, quyết định khen thưởng, đề nghị kỷ luật.
- Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã họp thường kỳ mỗi tháng một lần, họp bất thường khi cần thiết.
Chủ tịch chủ trì hoặc phân công người chủ trì các phiên họp của Ban Thường trực.
Trịnh Kim Quốc Dũng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hiệp thương dân chủ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?
- Người thực hiện vận chuyển bình xịt hơi cay có số lượng lớn qua biên giới có bị phạt tù hay không?