Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc bán trú có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?
Quy định mới nhất về trường phổ thông dân tộc bán trú là quy định nào?
Quy định mới nhất về trường phổ thông tộc bán trú hiện nay là Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT về Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 06/02/2023.
Theo đó, trường phổ thông dân tộc bán trú được Nhà nước thành lập cho học sinh dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nhằm góp phần thực hiện bình đẳng trong tiếp cận giáo dục và mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Tại Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT có quy định về tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc bán trú bao gồm:
- Tổ chức và quản lý nhà trường;
- Hoạt động giáo dục của trường phổ thông dân tộc bán trú;
- Nhiệm vụ và quyền của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên, nhân viên và học sinh bán trú;
- Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Theo đó, nhiệm vụ và quyền hạn của trường phổ thông dân tộc bán trú được quy định tại Điều 4 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT như sau:
- Tổ chức xét duyệt học sinh bán trú theo quy định của Chính phủ.
- Tổ chức quản lý, giáo dục, nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú.
- Tổ chức các hoạt động giáo dục theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT.
- Thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh theo quy định của Nhà nước.
- Thực hiện xã hội hóa để phục vụ các hoạt động giáo dục của nhà trường.
- Phối hợp với gia đình và xã hội trong thực hiện quản lý, giáo dục, nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú.
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc bán trú có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào? (Hình từ Internet)
Hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc bán trú có nhiệm vụ, quyền hạn ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT, hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc thực hiện các nhiệm vụ và quyền quy định tại Điều lệ trường phổ thông, ngoài ra còn có các nhiệm vụ và quyền sau:
- Nắm vững chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, hiểu biết về văn hóa, phong tục, tập quán các dân tộc thiểu số và đặc điểm tâm lý học sinh dân tộc của địa phương.
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ của trường phổ thông dân tộc.
- Phối hợp với chính quyền, cơ quan đoàn thể, tổ chức xã hội ở địa phương trong việc quản lý, giáo dục, nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú.
- Được bồi dưỡng nâng cao năng lực về kiến thức dân tộc, tiếng dân tộc thiểu số, quản lý giáo dục học sinh bán trú, quản lý các hoạt động giáo dục đặc thù và được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của Nhà nước.
Nhiệm vụ, quyền hạn của phó hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc bán trú được quy định thế nào?
Nhiệm vụ, quyền hạn của phó hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc bán trú được quy định tại Điều 9 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT như sau:
Nhiệm vụ và quyền của phó hiệu trưởng
Phó hiệu trưởng trường PTDTBT thực hiện các nhiệm vụ và quyền quy định tại Điều lệ trường phổ thông, ngoài ra còn có các nhiệm vụ và quyền sau:
1. Nắm vững chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, hiểu biết về phong tục, tập quán các dân tộc thiểu số và đặc điểm tâm lý học sinh dân tộc của địa phương.
2. Chỉ đạo, điều hành công việc quản lý, giáo dục, nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú theo phân công của hiệu trưởng.
3. Được bồi dưỡng nâng cao năng lực về kiến thức dân tộc, tiếng dân tộc thiểu số, quản lý giáo dục học sinh bán trú, quản lý các hoạt động giáo dục đặc thù và được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của Nhà nước.
Như vậy, theo quy định trên thì nhiệm vụ, quyền hạn của phó hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc bán trú được thực hiện theo Điều lệ của trưởng phổ thông.
Bên cạnh đó, phó hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc bán trú còn có 03 nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Nắm vững chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, hiểu biết về phong tục, tập quán các dân tộc thiểu số và đặc điểm tâm lý học sinh dân tộc của địa phương.
- Chỉ đạo, điều hành công việc quản lý, giáo dục, nuôi dưỡng và chăm sóc học sinh bán trú theo phân công của hiệu trưởng.
- Được bồi dưỡng nâng cao năng lực về kiến thức dân tộc, tiếng dân tộc thiểu số, quản lý giáo dục học sinh bán trú, quản lý các hoạt động giáo dục đặc thù và được hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi theo quy định của Nhà nước.
Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 18 tháng 03 năm 2023.
Đặng Phan Thị Hương Trà
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trường phổ thông dân tộc bán trú có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?