Hiệu trưởng, tổ trưởng tại trường phổ thông sẽ không có phụ cấp ưu đãi nếu không dạy đủ số tiết trong tuần?
Định mức tiết dạy hiện nay của giáo viên trường phổ thông được quy định như thế nào?
Định mức tiết dạy hiện nay của giáo viên phổ thông được căn cứ theo quy định tại Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT và Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT, theo đó định mức tiết dạy được quy định như sau:
Định mức tiết dạy đối với giáo viên tiểu học
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT và Điều 7 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được sửa đổi bổ sung bởi khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học như sau:
- Định mức của giáo viên tiểu học: 23 tiết/tuần;
- Giáo viên trường dân tộc bán trú; trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật: 21 tiết/tuần.
- Giáo viên kiêm nhiệm tổng phụ trách đội: Trường hạng I: 2 tiết/tuần, trường hạng 2: 1/3 định mức tiết dạy của giáo viên không kiêm nhiệm, trường hạng 3: 1/2 định mức tiết dạy khi không kiêm nhiệm.
- Hiệu trưởng: Định mức tiết dạy/năm = 2 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
- Phó hiệu trưởng: Định mức tiết dạy/năm = 4 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
Định mức tiết dạy đối với giáo viên trung học cơ sở
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT và Điều 7 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được sửa đổi bổ sung bởi khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định định mức tiết dạy của giáo viên trung học cơ sở như sau:
- Định mức của giáo viên trung học cơ sở: 19 tiết/tuần;
- Giáo viên trường dân tộc nội trú, dân tộc bán trú, trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật: 17 tiết/tuần;
- Giáo viên kiêm nhiệm tổng phụ trách đội: trường hạng I: 2 tiết/tuần; trường hạng II: 1/3 định mức tiết dạy khi không kiêm nhiệm; trường hạng III: 1/2 định mức tiết dạy khi không kiêm nhiệm.
- Đối với Hiệu trưởng: Định mức tiết dạy/năm = 2 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
- Phó hiệu trưởng: Định mức tiết dạy/năm = 4 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
Định mức tiết dạy đối với giáo viên trung học phổ thông như sau:
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT và Điều 7 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT được sửa đổi bổ sung bởi khoản 5, khoản 6, khoản 7 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT quy định định mức tiết dạy của giáo viên trung học phổ thông như sau:
- Định mức của giáo viên Trung học phổ thông: 17 tiết/tuần.
- Với trường dân tộc nội trú: 15 tiết/tuần.
- Hiệu trưởng: Định mức tiết dạy/năm = 2 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
- Phó hiệu trưởng: Định mức tiết dạy/năm = 4 tiết/tuần x số tuần dành cho giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
Hiệu trưởng, tổ trưởng tại trường phổ thông sẽ không có phụ cấp ưu đãi nếu không dạy đủ số tiết/tuần?
Hiệu trưởng, tổ trưởng tại trường phổ thông không dạy đủ số tiết/tuần sẽ không có phụ cấp ưu đãi?
Căn cứ theo Điều 1 Mục I Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC quy định đối tưởng hưởng phụ cấp ưu đãi như sau:
Phạm vi và đối tượng áp dụng
a) Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, Đảng, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi tắt là cơ sở giáo dục công lập) được nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật);
b) Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập làm nhiệm vụ tổng phụ trách đội, hướng dẫn thực hành tại các xưởng trường, trạm, trại, phòng thí nghiệm;
c) Cán bộ quản lý thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập, trực tiếp giảng dạy đủ số giờ theo quy định của cấp có thẩm quyền.
Theo như quy định trên, thì đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi nhà giáo có cán bộ quản lý thuộc biên chế trả lương của các cơ sở giáo dục công lập, trực tiếp giảng dạy đủ số giờ theo quy định của cấp có thẩm quyền.
Như vậy, cán bộ quản lý trường học gồm Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn (được hưởng phụ cấp chức vụ được gọi là viên chức quản lý), nếu không đảm bảo đủ số tiết dạy hàng tuần sẽ không được hưởng phụ cấp ưu đãi nhà giáo.
Mức phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Mục 2 Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC quy định mức phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập như sau:
- Mức phụ cấp 25% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, các học viện, trường bồi dưỡng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương và các trường chính trị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trừ nhà giáo giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm và nhà giáo dạy môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh);
- Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở đồng bằng, thành phố, thị xã; trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề; các trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;
- Mức phụ cấp 35% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở đồng bằng, thành phố, thị xã; các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa;
- Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm (đại học, cao đẳng, trung học), trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo và nhà giáo dạy môn chính trị trong các trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề;
- Mức phụ cấp 45% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng;
- Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
Việc xác định địa bàn miền núi thực hiện theo quy định của Uỷ ban Dân tộc; địa bàn hải đảo theo thực tế địa lý; địa bàn vùng sâu, vùng xa tuỳ theo đặc điểm của từng địa phương do Uỷ ban nhân dân tỉnh hướng dẫn sau khi có ý kiến thống nhất của Liên Bộ Tài chính, Nội vụ, Giáo dục & Đào tạo.
Cách tính mức phụ cấp ưu đãi như sau:
Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng = Mức lương lương cơ sở x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi.
Lưu ý, các quy định trên chỉ áp dụng với trường phổ thông công lập.
Nguyễn Hạnh Phương Trâm
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phụ cấp ưu đãi nhà giáo có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?
- Phổ cập giáo dục là gì? Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục cho cấp học nào? Ai thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục?
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?
- Mẫu Đơn đề nghị tách hội mới nhất? Hướng dẫn lập đơn đề nghị tách hội? Tải về mẫu đơn đề nghị tách hội ở đâu?
- Tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu cho phép đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc theo Thông tư 38/2024 thế nào?