Hiệu trưởng trường cao đẳng công lập có được quyết định thành lập hội đồng tư vấn của trường không?
Hiệu trưởng trường cao đẳng công lập có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 16 Thông tư 15/2021/TT-BLĐTBXH quy định về Hiệu trưởng trường cao đẳng như sau:
Hiệu trưởng trường cao đẳng
1. Vai trò, vị trí của hiệu trưởng trường cao đẳng
a) Hiệu trưởng trường cao đẳng là người đứng đầu trường cao đẳng, đại diện cho nhà trường trước pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường;
b) Hiệu trưởng trường cao đẳng là người điều hành tổ chức bộ máy của trường cao đẳng;
c) Nhiệm kỳ của hiệu trưởng là 05 năm;
d) Hiệu trưởng trường cao đẳng công lập được bổ nhiệm và bổ nhiệm lại theo nhiệm kỳ và không quá 02 (hai) nhiệm kỳ liên tiếp;
đ) Hiệu trưởng trường cao đẳng công lập là chủ tài khoản, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ công tác tài chính, tài sản của nhà trường;
e) Hiệu trưởng trường cao đẳng tư thục không là cán bộ, công chức, viên chức.
2. Hiệu trưởng trường cao đẳng phải có đủ các tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 Điều 14 của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
3. Hiệu trưởng trường cao đẳng có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật Giáo dục nghề nghiệp và các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này.
...
Theo đó, Hiệu trưởng trường cao đẳng công lập có nhiệm kỳ 05 năm.
Hiệu trưởng trường cao đẳng công lập (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Hiệu trưởng trường cao đẳng công lập được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 16 Thông tư 15/2021/TT-BLĐTBXH quy định Hiệu trưởng trường cao đẳng công lập như sau:
Hiệu trưởng trường cao đẳng
...
4. Hiệu trưởng trường cao đẳng có nhiệm vụ sau đây:
a) Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển đào tạo, thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế của nhà trường trình hội đồng trường đối với trường cao đẳng công lập hoặc trình hội đồng quản trị đối với trường cao đẳng tư thục phê duyệt;
b) Quản lý cơ sở vật chất, tài sản, tài chính của trường và tổ chức khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực huy động được để phục vụ hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật;
c) Xây dựng quy định về số lượng, cơ cấu lao động, vị trí việc làm, tuyển dụng, quản lý, sử dụng, phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động trình hội đồng trường và cấp có thẩm quyền đối với trường cao đẳng công lập hoặc trình hội đồng quản trị đối với trường cao đẳng tư thục thông qua;
d) Hằng năm tổ chức đánh giá, xếp loại nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động theo quy định;
đ) Tổ chức thực hiện nghị quyết của hội đồng trường, hội đồng quản trị; trao đổi với chủ tịch hội đồng trường, chủ tịch hội đồng quản trị và thống nhất cách giải quyết theo quy định của pháp luật nếu phát hiện nghị quyết vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến hoạt động chung của nhà trường. Trường hợp không thống nhất được cách giải quyết thì hiệu trưởng báo cáo với cơ quan chủ quản trường đối với trường cao đẳng công lập hoặc Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đối với trường cao đẳng tư thục;
...
Theo đó, nhiệm vụ của Hiệu trưởng trường cao đẳng công lập được quy định như trên.
Hiệu trưởng trường cao đẳng công lập có được quyết định thành lập hội đồng tư vấn của trường không?
Căn cứ điểm h khoản 5 Điều 16 Thông tư 15/2021/TT-BLĐTBXH quy định Hiệu trưởng trường cao đẳng công lập như sau:
Hiệu trưởng trường cao đẳng
...
5. Hiệu trưởng trường cao đẳng có quyền hạn sau đây:
a) Quyết định biện pháp để thực hiện chủ trương, nhiệm vụ và quyền hạn của trường theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 Thông tư này;
b) Quyết định thành lập các phòng, tổ chuyên môn, nghiệp vụ; các khoa, bộ môn và các tổ chức trực thuộc trường theo cơ cấu tổ chức của trường đã được phê duyệt trong quy chế tổ chức, hoạt động của trường theo quy định tại Điều 10 Thông tư này;
c) Quyết định bổ nhiệm, thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm trưởng, phó phòng, khoa, tổ chức trực thuộc trường đối với trường cao đẳng công lập theo phân cấp quản lý viên chức; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm trưởng, phó phòng, khoa, tổ chức trực thuộc trường đối với trường cao đẳng tư thục;
d) Tuyển dụng, quản lý và sử dụng có hiệu quả đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao động của trường theo quy định của pháp luật; quyết định giao kết hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động đối với nhà giáo, cán bộ quản lý và người lao động theo quy định của pháp luật về viên chức và pháp luật về lao động;
đ) Giao kết hợp đồng đào tạo nghề nghiệp, bổ túc, bồi dưỡng nghề cho người học theo quy định của pháp luật;
e) Ký hợp đồng cho thuê, liên doanh, liên kết với cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong hoạt động đào tạo, bổ túc, bồi dưỡng nghề; nghiên cứu ứng dụng các đề tài khoa học về giáo dục nghề nghiệp, thử nghiệm, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của bộ, ngành, địa phương hoặc tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật;
g) Quyết định khen thưởng, kỷ luật đối với nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động và người học trong phạm vi thẩm quyền được phân cấp quản lý;
h) Quyết định thành lập, giải thể các hội đồng tư vấn của trường;
...
Theo đó, hiệu trưởng trường cao đẳng công lập có quyền quyết định thành lập, giải thể các hội đồng tư vấn của trường.
Lê Thanh Ngân
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trường cao đẳng công lập có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?