Hình thức chào hàng cạnh tranh có được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa có sẵn trên thị trường?
- Hình thức chào hàng cạnh tranh có được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa có sẵn trên thị trường?
- Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chào hàng cạnh tranh cho gói thầu mua sắm hàng hóa có sẵn trên thị trường như thế nào?
- Có áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ cho hình thức chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu mua sắm hàng hóa có sẵn trên thị trường?
- Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu đối với chào hàng cạnh tranh cho gói thầu mua sắm hàng hóa có sẵn trên thị trường là bao lâu?
Hình thức chào hàng cạnh tranh có được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa có sẵn trên thị trường?
Căn cứ theo Điều 24 Luật Đấu thầu 2023 quy định như sau:
Chào hàng cạnh tranh
Chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá gói thầu không quá 05 tỷ đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;
2. Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng;
3. Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt;
4. Gói thầu hỗn hợp cung cấp hàng hóa và xây lắp, trong đó nội dung xây lắp đáp ứng quy định tại khoản 3 Điều này.
Như vậy, hình thức chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa có sẵn trên thị trường nếu giá gói thầu không quá 5 tỷ đồng với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng.
Hình thức chào hàng cạnh tranh có được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa có sẵn trên thị trường? (hình từ internet)
Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chào hàng cạnh tranh cho gói thầu mua sắm hàng hóa có sẵn trên thị trường như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 43 Luật Đấu thầu 2023 quy định như sau:
Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu
...
3. Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với chào hàng cạnh tranh bao gồm các bước sau đây:
a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu;
c) Đánh giá hồ sơ dự thầu;
d) Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu và giải thích lý do nhà thầu không trúng thầu theo yêu cầu của nhà thầu (nếu có);
đ) Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
4. Quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu đối với mua sắm trực tiếp bao gồm các bước sau đây:
a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu;
c) Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về đề xuất của nhà thầu;
d) Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
đ) Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
...
Như vậy, quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chào hàng cạnh tranh cho gói thầu mua sắm hàng hóa có sẵn trên thị trường được quy định như sau:
- Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
- Tổ chức lựa chọn nhà thầu;
- Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về đề xuất của nhà thầu;
- Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
- Hoàn thiện, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
Có áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ cho hình thức chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu mua sắm hàng hóa có sẵn trên thị trường?
Căn cứ theo Điều 30 Luật Đấu thầu 2023 cụ thể như sau:
Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ
1. Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 31 của Luật này;
b) Chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu hỗn hợp cung cấp hàng hóa và xây lắp;
c) Chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;
d) Mua sắm trực tiếp đối với gói thầu mua sắm hàng hóa.
2. Nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
3. Việc mở thầu được tiến hành một lần đối với toàn bộ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.
Như vậy, có thể áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ cho hình thức chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu mua sắm hàng hóa có sẵn trên thị trường.
Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu đối với chào hàng cạnh tranh cho gói thầu mua sắm hàng hóa có sẵn trên thị trường là bao lâu?
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 45 Luật Đấu thầu 2023, quy định cụ thể như sau:
Thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu
1. Thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu được quy định như sau:
...
c) Thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu đối với chào hàng cạnh tranh tối thiểu là 05 ngày làm việc kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời thầu được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu;
d) Trường hợp gói thầu đủ điều kiện áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều 23 của Luật này nhưng người có thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà thầu thì thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu tối thiểu là 09 ngày kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời thầu được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu;
...
Như vậy, thời gian chuẩn bị hồ sơ dự thầu đối với chào hàng cạnh tranh cho gói thầu mua sắm hàng hóa có sẵn trên thị trường là 05 làm việc kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời thầu được phát hành đến ngày có thời điểm đóng thầu.
Nguyễn Phạm Đài Trang
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chào hàng cạnh tranh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng xây dựng nhà xưởng là mẫu nào? Có được áp dụng hợp đồng trọn gói đối với hợp đồng xây dựng nhà xưởng không?
- Người lao động có được xin tạm ứng tiền lương không? Mẫu đơn đề nghị tạm ứng tiền lương dành cho người lao động hiện nay?
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm Ban chấp hành đoàn mới nhất? Quy trình bầu Ban Chấp hành đoàn khoá mới thế nào?
- Download mẫu giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai? Thời hạn đại diện giải quyết tranh chấp đất đai theo giấy ủy quyền?
- Mẫu nhận xét đánh giá đảng viên của chi bộ? Hướng dẫn chi bộ nhận xét đánh giá đảng viên thế nào?