Hình thức xử phạt vi phạm hành chính đối với trẻ em dưới 14 tuổi khi điều khiển xe máy điện, xe đạp điện?

Trẻ em dưới 14 tuổi lái xe máy điện, xe đạp điện có xử phạt hay không? Hình thức xử phạt đối với trẻ em dưới 14 tuổi khi điều khiển xe máy điện, xe đạp điện không được cho phép gồm những gì? Mong nhận được tư vấn. Xin cảm ơn.

Trẻ em dưới 14 tuổi có được lái xe máy điện, xe đạp điện hay không?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008, tuổi, sức khỏe của người lái xe được quy định như sau:

- Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:

+ Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;

+ Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;

+ Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc (FB2);

+ Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (FC);

+ Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc (FD);

+ Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

- Người lái xe phải có sức khỏe phù hợp với loại xe, công dụng của xe. Bộ trưởng Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô và quy định về cơ sở y tế khám sức khoẻ của người lái xe.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3.

Trẻ em dưới 14 tuổi có được lái xe máy điện, xe đạp điện hay không?

Trẻ em dưới 14 tuổi có được lái xe máy điện, xe đạp điện hay không?

Pháp luật quy định như thế nào về xe máy điện?

Bên cạnh đó, điểm d khoản 1 Điều 3 Nghị định 100/2019/NĐ-CP giải thích về xe máy điện như sau:

"Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Lĩnh vực giao thông đường bộ:
a) Máy kéo là loại xe gồm phần đầu máy tự di chuyển, được lái bằng càng hoặc vô lăng và rơ moóc được kéo theo (có thể tháo rời với phần đầu kéo);
b) Các loại xe tương tự xe ô tô là loại phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ có từ hai trục, bốn bánh xe trở lên, có phần động cơ và thùng hàng (nếu có) lắp trên cùng một xát xi (kể cả loại xe 4 bánh chạy bằng năng lượng điện);
c) Các loại xe tương tự xe mô tô là phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh, có dung tích làm việc của động cơ từ 50 cm3 trở lên, có vận tốc thiết kế lớn nhất lớn hơn 50 km/h, có khối lượng bản thân không lớn hơn 400 kg;
d) Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h;
đ) Các loại xe tương tự xe gắn máy là phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h, trừ các xe quy định tại điểm e khoản này;
e) Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (kể cả xe đạp điện)."

Có xử phạt hành vi điều khiển xe đạp điện đối với với dưới 14 tuổi hay không?

Theo quy định tại mục 1.3 Điều 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xe đạp điện QCVN 68:2013/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 39/2013/TT-BGTVT có giải tích thuật ngữ xe đạp điện như sau:

- Xe đạp điện - Electric bicycles (sau đây gọi là Xe): là xe đạp hai bánh, được vận hành bằng động cơ điện một chiều hoặc được vận hành bằng cơ cấu đạp chân có trợ lực từ động cơ điện một chiều, có công suất động cơ lớn nhất không lớn hơn 250 W, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và có khối lượng bản thân (bao gồm cả ắc quy) không lớn hơn 40 kg.

Đồng thời, tại khoản 19 Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008 thì xe đạp điện được phân vào nhóm phương tiện giao thông thô sơ đường bộ. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.

Như vậy theo các quy định nêu trên có thể hiểu xe đạp điện không phải là xe gắn máy mà được áp dụng là xe thô sơ. Trong các quy phạm tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt không có quy định về hành vi điều khiển xe đạp điện đối với với dưới 16 tuổi.

Hình thức xử phạt đối với trẻ em dưới 14 tuổi khi điều khiển xe máy điện, xe đạp điện

Tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với người điều khiển xe cơ giới như sau:

"1. Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô."

Như vậy, đối chiếu với quy định của pháp luật thì ta thấy xe máy điện là xe gắn máy. Do đó, loại xe này yêu cầu phải đủ từ 16 tuổi trở lên mới được đi.

Vậy nên, trong trường hợp của anh thì trẻ em 14 tuổi nên chưa được đi xe máy điện. Còn đối với xe đạp điện thì hiện không có quy định hạn chế độ tuổi.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xe máy điện

Phạm Lan Anh

Xe máy điện
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xe máy điện có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào