Hộ gia đình có được hưởng nhiều ưu đãi đối với việc thực hiện nhiều hoạt động sử dụng nước tiết kiệm hiệu quả hay không?

Xin cho hỏi: Những hoạt động sử dụng nước tiết kiệm hiệu quả nào được hưởng ưu đãi theo quy định? Hộ gia đình có được hưởng nhiều ưu đãi đối với việc thực hiện nhiều hoạt động sử dụng nước tiết kiệm hiệu quả hay không? Nghiêm cấm hộ gia đình thực hiện các hành vi gì trong hoạt động sử dụng nước tiết kiệm hiệu quả? - Câu hỏi của chị Lan Hương (Phú Yên)

Những hoạt động sử dụng nước tiết kiệm hiệu quả nào được hưởng ưu đãi theo quy định?

Theo Điều 6 Nghị định 54/2015/NĐ-CP quy định các hoạt động sử dụng nước tiết kiệm hiệu quả được hưởng ưu đãi như sau:

Các hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả được hưởng ưu đãi
1. Tái sử dụng nước, sử dụng nước tuần hoàn:
a) Tổ chức đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp hạng mục công trình để thu gom, xử lý nước thải có quy mô từ 40 m3/ngày đêm trở lên, đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước phù hợp với mục đích được tái sử dụng và sử dụng lượng nước đó cho các hoạt động của mình đạt từ 80% trở lên;
b) Tổ chức đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo nâng cấp, đầu tư chiều sâu hạng mục công trình để sử dụng nước tuần hoàn cho các hoạt động của mình với quy mô từ 500 m3/ngày đêm trở lên, nhưng không bao gồm hoạt động sử dụng nước tuần hoàn để làm mát và các hình thức tuần hoàn khác theo quy trình, công nghệ sản xuất;
c) Tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi đầu tư cải tạo nâng cấp, sửa chữa các hạng mục của hệ thống thủy lợi để sử dụng nước hồi quy trong phạm vi hệ thống thủy lợi với tỷ lệ từ 15% trở lên lượng nước cấp vào hệ thống.
2. Thu gom nước mưa để sử dụng cho sinh hoạt:
a) Tổ chức đầu tư xây dựng hệ thống thu gom nước mưa, dự trữ vào bể chứa có dung tích từ 500 m3 trở lên để sử dụng cho mục đích sinh hoạt tại các vùng biên giới, hải đảo, vùng khan hiếm nước ngọt;
b) Hộ gia đình, cá nhân xây dựng hệ thống thu gom nước mưa, dự trữ vào bể chứa có dung tích từ 05 m3 trở lên để sử dụng cho mục đích sinh hoạt tại các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng khan hiếm nước ngọt.
3. Khử muối từ nước lợ, nước mặn thành nước ngọt để sử dụng cho mục đích sinh hoạt:
a) Tổ chức đầu tư xây dựng công trình, lắp đặt thiết bị, áp dụng công nghệ khử muối từ nước lợ, nước mặn thành nước ngọt có quy mô từ 02 m3/ngày đêm trở lên đối với vùng biển, hải đảo, từ 10 m3/ngày đêm trở lên để sử dụng cho mục đích sinh hoạt đối với các vùng bị xâm nhập mặn;
b) Hộ gia đình, cá nhân lắp đặt thiết bị, áp dụng công nghệ khử muối từ nước lợ, nước mặn thành nước ngọt, có quy mô từ 0,2 m3/ngày đêm trở lên đối với vùng biển, hải đảo, từ 01 m3/ngày đêm trở lên để sử dụng cho mục đích sinh hoạt đối với các vùng bị xâm nhập mặn để sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
4. Trường hợp phát hiện việc khoanh định hoặc áp dụng các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất không phù hợp với các tiêu chí quy định của Nghị định này thì phải tạm dừng việc thực hiện các biện pháp hạn chế khai thác nước dưới đất đối với các trường hợp đó để rà soát, điều chỉnh cho phù hợp. Trường hợp gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khai thác nước dưới đất thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Theo đó, những hoạt động sử dụng nước tiết kiệm hiệu quả được hưởng ưu đãi được quy định như trên.

Hộ gia đình có được hưởng nhiều ưu đãi đối với việc thực hiện nhiều hoạt động sử dụng nước tiết kiệm hiệu quả hay không?

sử dụng nước tiết kiệm

Hộ gia đình có được hưởng nhiều ưu đãi đối với việc thực hiện nhiều hoạt động sử dụng nước tiết kiệm hiệu quả hay không? (Hình từ Internet)

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 54/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả là việc áp dụng các biện pháp, công nghệ để tuần hoàn, tái sử dụng nước, thu gom nước mưa, xử lý nước lợ, nước mặn thành nước ngọt để sử dụng hoặc để hạn chế lượng nước sử dụng cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống.

Theo đó, hoạt động sử dụng nước tiết kiệm hiệu quả được hiểu là việc áp dụng các biện pháp, công nghệ để tuần hoàn, tái sử dụng nước, thu gom nước mưa, xử lý nước lợ, nước mặn thành nước ngọt để sử dụng hoặc để hạn chế lượng nước sử dụng cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống.

Theo Điều 4 Nghị định 54/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Nguyên tắc ưu đãi
1. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện nhiều hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả thuộc trường hợp được hưởng ưu đãi thì được hưởng ưu đãi tương ứng với các hoạt động đó theo quy định của Nghị định này.
2. Một hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả nếu được hưởng các hình thức, mức ưu đãi khác nhau theo quy định của pháp luật thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được lựa chọn hình thức, mức ưu đãi có lợi nhất.
3. Không ưu đãi đối với hoạt động đầu tư thiết bị, công nghệ tiết kiệm nước lạc hậu.

Như vậy, dựa trên quy định trên thì hộ gia đình được hưởng nhiều ưu đãi đối với việc thực hiện nhiều hoạt động sử dụng nước tiết kiệm hiệu quả thuộc trường hợp được hưởng ưu đãi.

Tuy nhiên, một hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả nếu được hưởng các hình thức, mức ưu đãi khác nhau theo quy định của pháp luật thì hộ gia đình được lựa chọn hình thức, mức ưu đãi có lợi nhất.

Nghiêm cấm hộ gia đình thực hiện các hành vi gì trong hoạt động sử dụng nước tiết kiệm hiệu quả?

Theo Điều 5 Nghị định 54/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Khai báo không trung thực, giả mạo hồ sơ, gian lận để được hưởng ưu đãi; sử dụng ưu đãi không đúng mục đích.
2. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc thực hiện chính sách ưu đãi hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.
3. Gây khó khăn, cản trở tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong việc được hưởng ưu đãi.

Theo đó, nghiêm cấm hộ gia đình thực hiện các hành vi sau đây trong hoạt động sử dụng nước tiết kiệm hiệu quả, bao gồm:

- Khai báo không trung thực, giả mạo hồ sơ, gian lận để được hưởng ưu đãi; sử dụng ưu đãi không đúng mục đích.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc thực hiện chính sách ưu đãi hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả.

- Gây khó khăn, cản trở tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong việc được hưởng ưu đãi.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nước sạch

Huỳnh Lê Bình Nhi

Nước sạch
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nước sạch có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nước sạch
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nước sạch phục vụ sản xuất kinh doanh có chịu thuế GTGT không? Nếu có thì căn cứ tính thuế GTGT là gì?
Pháp luật
Thông báo cúp nước tại TP.HCM hai ngày cuối tuần 16/12 và 17/12 năm 2023? Những khu vực nào sẽ bị cúp nước vào hai ngày cuối tuần?
Pháp luật
QCVN 01-1:2018/BYT quy định chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt? Nước sạch dùng cho sinh hoạt là nước như thế nào?
Pháp luật
Nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt là nước như thế nào? Tần suất thử nghiệm định kỳ đối với các thông số chất lượng nước sạch là bao lâu?
Pháp luật
Nước an toàn hộ gia đình khu vực nông thôn cần đáp ứng điều kiện gì về công trình, thiết bị, dụng cụ thu, trữ?
Pháp luật
Xác định giá nước sạch có được có lợi nhuận hay không? Ở đô thị loại 1 thì khung giá nước sạch hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Xác định giá nước sạch dựa trên những nguyên tắc nào? Khung giá nước sạch hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Khung giá nước sạch sinh hoạt ở đô thị loại 2 là bao nhiêu theo quy định pháp luật hiện hành? Việc điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt được quy định như thế nào?
Pháp luật
Sản lượng nước sản xuất và sản lượng nước hao hụt để xác định giá thành của 01 mét khối nước sạch được quy định như thế nào?
Pháp luật
Công thức xác định tổng chi phí sản xuất và kinh doanh nước sạch có bao gồm chi phí quản lý doanh nghiệp không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào