Hộ nghèo có nhận được trợ giúp pháp lý miễn phí khi cần thiết hay không? Nếu có trẻ em dưới 18 tuổi không được đến trường thì có được xét thiếu hụt về dịch vụ giáo dục hay không?
- Hộ gia đình ở thành thị được xếp vào diện hộ nghèo nếu có thu nhập bình quân đầu người dưới 2 triệu đồng/tháng hay không?
- Hộ gia đình có trẻ em dưới 18 tuổi không được đến trường thì có được xét thiếu hụt về dịch vụ giáo dục hay không?
- Hộ nghèo có nhận được trợ giúp pháp lý miễn phí khi cần thiết hay không?
Hộ gia đình ở thành thị được xếp vào diện hộ nghèo nếu có thu nhập bình quân đầu người dưới 2 triệu đồng/tháng hay không?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP có quy định về chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2025 như sau:
"Điều 3. Chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025
1. Các tiêu chí đo lường nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025
a) Tiêu chí thu nhập
- Khu vực nông thôn: 1.500.000 đồng/người/tháng.
- Khu vực thành thị: 2.000.000 đồng/người/tháng.
b) Tiêu chí mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản
- Các dịch vụ xã hội cơ bản (06 dịch vụ), gồm: việc làm; y tế; giáo dục; nhà ở; nước sinh hoạt và vệ sinh; thông tin.
- Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản (12 chỉ số), gồm: việc làm; người phụ thuộc trong hộ gia đình; dinh dưỡng; bảo hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin.
c) Dịch vụ xã hội cơ bản, chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản và ngưỡng thiếu hụt quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình giai đoạn 2022 - 2025
a) Chuẩn hộ nghèo
- Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
- Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
b) Chuẩn hộ cận nghèo
- Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
- Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
c) Chuẩn hộ có mức sống trung bình
- Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.500.000 đồng đến 2.250.000 đồng.
- Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
d) Chuẩn hộ nghèo, chuẩn hộ cận nghèo, chuẩn hộ có mức sống trung bình quy định tại Khoản 2 Điều này là căn cứ để đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; là cơ sở xác định đối tượng để thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội và hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội khác giai đoạn 2022 - 2025."
Căn cứ theo quy định trên, một trong những tiêu chí để xác định hộ gia đình có thuộc diện hộ nghèo hay không đó là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống.
Theo thông tin bạn cung cấp, hộ gia đình bạn có mức thu nhập bình quân đầu người dưới 2 triệu đồng/người/tháng; có hộ khẩu và hiện cũng đang sinh sống ở khu vực thành thị.
Do đó, gia đình bạn đáp ứng một trong các tiêu chí để được xét công nhận thuộc diện hộ nghèo.
Tuy nhiên, ngoài tiêu chí về mức thu nhập bình quân đầu người trên tháng thì còn cần đáp ứng các tiêu chí khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
Hộ gia đình có trẻ em dưới 18 tuổi không được đến trường thì có được xét thiếu hụt về dịch vụ giáo dục hay không?
Căn cứ Phụ lục về dịch vụ xã hội cơ bản, chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản và ngưỡng thiếu hụt trong chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025, ban hành kèm theo Nghị định 07/2021/NĐ-CP có quy định về ngưỡng thiếu hụt đối với dịch vụ giáo dục cụ thể như sau:
Theo thông tin bạn cung cấp, em của bạn năm nay đã 17 tuổi nhưng không được đến trường.
Đối chiếu với quy định về chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản đối với chỉ số trình độ giáo dục của người lớn, em bạn trong độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi mà không được tham gia các khóa đào tạo, không có bằng cấp trung học cơ sở tương ứng.
Do đó, gia đình bạn hiện đang thiếu hụt 01 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
Tuy nhiên, để xét hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo thì cần thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. Nên gia đình bạn cần đối chiếu quy định tại bảng trên với tình hình thực tế tại gai đình mình để xem xét.
Hộ nghèo có nhận được trợ giúp pháp lý miễn phí khi cần thiết hay không?
Hộ nghèo có nhận được trợ giúp pháp lý miễn phí khi cần thiết hay không? (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 có quy định như sau:
"Điều 7. Người được trợ giúp pháp lý
1. Người có công với cách mạng.
2. Người thuộc hộ nghèo.
3. Trẻ em.
4. Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
5. Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
6. Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo.
7. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ;
b) Người nhiễm chất độc da cam;
c) Người cao tuổi;
d) Người khuyết tật;
đ) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự;
e) Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình;
g) Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người;
h) Người nhiễm HIV.
Chính phủ quy định chi tiết điều kiện khó khăn về tài chính của người được trợ giúp pháp lý quy định tại khoản này phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội."
Đồng thời, khoản 1 Điều 8 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 cũng có quy định:
"Điều 8. Quyền của người được trợ giúp pháp lý
1. Được trợ giúp pháp lý mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác.
..."
Do đó, có thể thấy người thuộc hộ gia đình được xét thuộc diện hộ cận nghèo sẽ được trợ giúp pháp lý khi cần thiết mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác.
Trần Hồng Oanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hộ nghèo có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?