Hồ sơ cấp giấy phép rời cảng, bến thủy nội địa đối với phương tiện, thủy phi cơ gồm những giấy tờ gì?

Cho tôi hỏi: Hồ sơ cấp giấy phép rời cảng, bến thủy nội địa đối với phương tiện, thủy phi cơ gồm những gì? Câu hỏi của anh Huân đến từ Phú Yên.

Hồ sơ cấp giấy phép rời cảng, bến thủy nội địa đối với phương tiện, thủy phi cơ gồm những gì?

Căn cứ tại Điều 53 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ sơ cấp giấy phép rời cảng, bến thủy nội địa đối với phương tiện, thủy phi cơ như sau:

- Người làm thủ tục nộp, xuất trình các giấy tờ sau:

+ Giấy tờ phải nộp: danh sách hành khách (đối với phương tiện vận tải hành khách).

+ Giấy tờ phải xuất trình: hợp đồng vận chuyển hoặc giấy vận chuyển hoặc phiếu xuất hàng hóa; giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, người lái phương tiện nếu có thay đổi so với khi phương tiện vào cảng, bến thủy nội địa.

- Đối với phương tiện đóng mới, hoán cải, sửa chữa khi hạ thủy để hoạt động, chủ phương tiện hoặc chủ cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phục hồi phương tiện phải xuất trình cho Cảng vụ các giấy tờ sau:

+ Biên bản kiểm tra xác nhận phương tiện đủ điều kiện để hoạt động của Cơ quan Đăng kiểm.

+ Phương án bảo đảm an toàn giao thông khi hạ thủy phương tiện do chủ cơ sở đóng mới, hoán cải, sửa chữa phương tiện lập.

Hồ sơ cấp giấy phép rời cảng, bến thủy nội địa đối với phương tiện, thủy phi cơ gồm những gì?

Hồ sơ cấp giấy phép rời cảng, bến thủy nội địa đối với phương tiện, thủy phi cơ gồm những gì? (Hình từ Internet)

Phương tiện được cấp phép rời cảng, bến thủy nội địa vẫn neo tại vùng nước cảng, bến thủy nội địa quá 24 giờ thì xử lý như thế nào?

Căn cứ tại khoản 5 Điều 54 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Kiểm tra, cấp giấy phép phương tiện, thủy phi cơ vào, rời cảng, bến thủy nội địa
1. Người làm thủ tục có thể lựa chọn một trong các hình thức quy định tại khoản 1 Điều 51 Nghị định này để làm thủ tục cho phương tiện, thủy phi cơ vào, rời cảng, bến thủy nội địa và theo quy định sau:
a) Trường hợp thực hiện trực tiếp tại địa điểm làm thủ tục, người làm thủ tục nộp, xuất trình giấy tờ quy định tại Điều 52, Điều 53 Nghị định này cho Cảng vụ;
b) Trường hợp làm thủ tục điện tử, người làm thủ tục cung cấp giấy tờ quy định tại Điều 52, Điều 53 Nghị định này trên phần mềm điện đử (do người làm thủ tục lựa chọn).
2. Kiểm tra giấy tờ thuyền viên, phương tiện
a) Trường hợp tiếp nhận giấy tờ trực tiếp từ người làm thủ tục, Cảng vụ kiểm tra sự phù hợp của giấy tờ theo quy định;
b) Trường hợp tiếp nhận giấy tờ qua thủ tục điện tử, Cảng vụ chỉ kiểm tra trên cơ sở dữ liệu mà không kiểm tra trực tiếp giấy tờ của phương tiện, thuyền viên, người lái phương tiện, nếu phát hiện có sai sót thì kiểm tra trực tiếp.
3. Kiểm tra phương tiện
a) Cảng vụ kiểm tra phương tiện trên cơ sở giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện;
b) Nếu phát hiện có vi phạm thì Cảng vụ thông báo, xử lý và hướng dẫn người làm thủ tục có biện pháp khắc phục, thay đổi bảo đảm đúng quy định.
4. Phương tiện, thủy phi cơ được cấp giấy phép vào, rời cảng, bến thủy nội địa khi bảo đảm các điều kiện theo quy định tại Nghị định này.
5. Phương tiện được cấp phép rời cảng, bến thủy nội địa vẫn neo tại vùng nước cảng, bến thủy nội địa quá 24 giờ thì phải đổi lại giấy phép rời cảng, bến thủy nội địa để điều chỉnh thời gian rời cảng, bến thủy nội địa.
6. Giấy phép vào, rời cảng, bến thủy nội địa có thể là bản giấy hoặc giấy phép điện tử. Giấy phép vào, rời cảng, bến thủy nội địa của phương tiện, thủy phi cơ theo Mẫu số 37, Mẫu số 38 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
7. Giấy phép vào, rời cảng, bến thủy nội địa do Cảng vụ đường thủy nội địa cấp và giấy phép rời cảng biển, cảng, bến thủy nội địa do Cảng vụ Hàng hải cấp được lưu trữ bằng giấy hoặc điện tử. Thời gian lưu trữ giấy phép vào, rời cảng, bến thủy nội địa bằng giấy là 02 năm, kể từ ngày phát hành. Hết thời hạn lưu trữ, Cảng vụ, Cảng vụ Hàng hải có trách nhiệm hủy giấy phép vào, rời cảng, bến thủy nội địa.

Như vậy theo quy định trên trường hợp phương tiện được cấp phép rời cảng, bến thủy nội địa vẫn neo tại vùng nước cảng, bến thủy nội địa quá 24 giờ thì phải đổi lại giấy phép rời cảng, bến thủy nội địa để điều chỉnh thời gian rời cảng, bến thủy nội địa.

Thủ tục vào, rời cảng thủy nội địa đối với phương tiện vận tải thủy qua biên giới Việt Nam - Campuchia như thế nào?

Căn cứ tại Điều 55 Nghị định 08/2021/NĐ-CP quy định thủ tục vào, rời cảng thủy nội địa đối với phương tiện vận tải thủy qua biên giới Việt Nam - Campuchia như sau:

- Đối với phương tiện thủy nội địa của Vương quốc Campuchia vào, rời cảng thủy nội địa Việt Nam và phương tiện Việt Nam rời cảng thủy nội địa Việt Nam đi Campuchia, ngoài các thủ tục quy định tại Điều 51, Điều 52, Điều 53 và Điều 54 Nghị định 08/2021/NĐ-CP, còn phải xuất trình giấy phép vận tải thủy qua biên giới do cơ quan có thẩm quyền cấp.

- Trường hợp phương tiện thủy nội địa của Vương quốc Campuchia và phương tiện thủy Việt Nam nhập cảnh, xuất cảnh vào, rời cảng thủy nội địa Việt Nam áp dụng hình thức điện tử thì thực hiện theo quy định tại Điều 56, Điều 57 Nghị định 08/2021/NĐ-CP.

- Phương tiện thủy nội địa của Vương quốc Campuchia và phương tiện thủy Việt Nam nhập cảnh, xuất cảnh vào, rời cảng thủy nội địa Việt Nam không áp dụng hình thức điện tử thì thực hiện theo hình thức nộp, trình giấy tờ trực tiếp tại Cảng vụ.

- Khi phương tiện đến cửa khẩu phải xuất trình các loại giấy tờ đã làm thủ tục xuất cảnh tại cảng xuất cảnh cho các cơ quan quản lý nhà nước tại cửa khẩu kiểm tra trước khi phương tiện rời khỏi lãnh thổ Việt Nam.

- Trường hợp phương tiện không thể xuất cảnh đi Campuchia theo kế hoạch, người làm thủ tục phải thông báo và nộp lại các loại giấy tờ đã làm thủ tục xuất cảnh tại cửa khẩu cảng xuất cảnh để hủy hồ sơ xuất cảnh.

- Giấy phép rời cảng thủy nội địa cấp cho phương tiện Việt Nam và phương tiện thủy nội địa của Vương quốc Campuchia rời cảng thủy nội địa Việt Nam đi Campuchia theo Mẫu số 39 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 08/2021/NĐ-CP.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bến thủy nội địa

Phạm Thị Kim Linh

Bến thủy nội địa
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bến thủy nội địa có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bến thủy nội địa
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hướng dẫn về việc khai nộp phí, lệ phí thu được từ công tác Quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng, bến thủy nội địa địa bàn tỉnh Cà Mau ra sao?
Pháp luật
Lệ phí ra, vào cảng, bến thủy nội địa hiện nay là bao nhiêu? Có được thu lệ phí này đối với các phương tiện vào tránh bão hay không?
Pháp luật
Trường hợp phát hiện công trình, cảng, bến thủy nội địa không bảo đảm an toàn mà người đại diện vắng mặt thì tổ tuần tra có được lập biên bản không?
Pháp luật
Trình tự thực hiện thủ tục gia hạn hoạt động bến thủy nội địa như thế nào? Lệ phí gia hạn hoạt động bến thủy nội địa là bao nhiêu?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị đổi tên bến thủy nội địa mới nhất hiện nay như thế nào? Trình tự thực hiện đổi tên bến thủy nội địa ra sao?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị công bố chuyển bến thủy nội địa thành cảng thủy nội địa mới nhất hiện nay được quy định thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép vào bến thủy nội địa đối với phương tiện, thủy phi cơ gồm những thành phần nào?
Pháp luật
Bến khách ngang sông là gì? Ai sẽ là người có thẩm quyền công bố hoạt động bến khách ngang sông?
Pháp luật
Phí, lệ phí áp dụng tại cảng, bến thủy nội địa gồm các loại nào? Đối tượng nào phải nộp phí, lệ phí ra, vào cảng, bến thủy nội địa?
Pháp luật
Tổ chức thu phí, lệ phí tại cảng, bến thủy nội địa có được phép giữ lại một phần tiền phí thu được không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào