Hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội cần những giấy tờ gì theo quy định hiện nay? Cần nộp hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội tại cơ quan nào?
Hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội cần những giấy tờ gì theo quy định hiện nay?
Tải về mẫu đơn đăng ký mua nhà ở xã hội mới nhất 2023: Tại Đây
Căn cứ Điều 12 Thông tư 09/2021/TT-BXD quy định về hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội như sau:
Mẫu giấy tờ chứng minh đối tượng, điều kiện để được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội
1. Đối với hộ gia đình, cá nhân mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội:
a) Đơn đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội thực hiện theo mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
- Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập thì mẫu đơn đăng ký thuê nhà ở xã hội thực hiện theo mẫu số 10 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Mẫu giấy xác nhận về đối tượng và thực trạng nhà ở:
- Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng (quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật Nhà ở) thực hiện theo mẫu số 02 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
- Người lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kĩ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân; cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức (quy định tại khoản 5, 6 và 7 Điều 49 Luật Nhà ở) thực hiện theo mẫu số 03 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp các đối tượng này đã nghỉ việc, nghỉ chế độ theo quy định của pháp luật thì thực hiện theo mẫu số 04 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
- Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị (quy định tại khoản 4 Điều 49 Luật Nhà ở) thực hiện theo mẫu số 04 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
- Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ (quy định tại khoản 8 Điều 49 Luật Nhà ở) thực hiện theo mẫu số 05 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
- Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập (quy định tại khoản 9 Điều 49 Luật Nhà ở) thực hiện theo mẫu số 06 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
- Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở (quy định tại khoản 10 Điều 49 Luật Nhà ở) thực hiện theo mẫu số 07 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Giấy tờ chứng minh về Điều kiện cư trú và đóng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo quy định tại khoản 16 Điều 1 Nghị định số 49/2021/NĐ-CP .
d) Mẫu giấy chứng minh về Điều kiện thu nhập:
- Người lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kĩ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân; cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức (quy định tại khoản 5, 6 và 7 Điều 49 Luật Nhà ở) thực hiện theo mẫu số 08 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp các đối tượng này đã nghỉ việc, nghỉ chế độ theo quy định của pháp luật thì thực hiện theo mẫu số 09 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này (không cần phải có xác nhận).
- Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị (quy định tại khoản 4 Điều 49 Luật Nhà ở) thực hiện theo mẫu số 09 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này (không cần phải có xác nhận).
- Đối tượng quy định tại các khoản 1, 8, 9 và 10 Điều 49 Luật Nhà ở thì không yêu cầu giấy tờ chứng minh về điều kiện thu nhập.
...
Theo quy định pháp luật vừa nêu trên thì hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội gồm các giấy tờ sau:
- Đơn đăng ký mua theo mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 09/2021/TT-BXD.
- Giấy xác nhận về đối tượng và thực trạng nhà ở.
- Giấy tờ chứng minh về Điều kiện cư trú và đóng bảo hiểm xã hội.
- Mẫu giấy chứng minh về Điều kiện thu nhập.
Hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội cần những giấy tờ gì theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Việc nộp hồ sơ mua nhà ở xã hội có phải thông qua cơ quan nhà nước nào không?
Căn cứ Điều 20 Nghị định 100/2015/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP) quy định về thủ tục mua nhà ở xã hội như sau:
Trình tự, thủ tục mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội
1. Đối với dự án nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách
a) Sau khi khởi công dự án, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội có trách nhiệm cung cấp các thông tin liên quan đến dự án (tên dự án; chủ đầu tư dự án; địa điểm xây dựng dự án; địa chỉ liên lạc, địa chỉ nộp đơn đăng ký; tiến độ thực hiện dự án; quy mô dự án; số lượng căn hộ (trong đó bao gồm: Số căn hộ để bán, số căn hộ cho thuê, số căn hộ cho thuê mua); diện tích căn hộ; giá bán, giá cho thuê, giá cho thuê mua (tạm tính) đối với từng loại căn hộ; thời gian bắt đầu và kết thúc nhận đơn đăng ký và các nội dung khác có liên quan) để công bố công khai tại Cổng Thông tin điện tử của Sở Xây dựng tại địa phương nơi có dự án; đăng tải ít nhất 01 lần tại báo là cơ quan ngôn luận của chính quyền địa phương và công bố tại Sàn giao dịch bất động sản của chủ đầu tư (nếu có) để người dân biết, đăng ký và thực hiện việc theo dõi, giám sát;
b) Trước khi thực hiện việc bán, cho thuê, cho thuê mua, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản về tổng số căn hộ sẽ bán, cho thuê, cho thuê mua và thời điểm bắt đầu bán, cho thuê, cho thuê mua để Sở Xây dựng biết và kiểm tra. Công bố công khai tại Cổng Thông tin điện tử của Sở Xây dựng tại địa phương nơi có dự án trong thời gian tối thiểu là 30 ngày làm việc kể từ thời điểm bắt đầu nhận hồ sơ đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở tại dự án;
c) Trên cơ sở các thông tin về các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn đã được công bố theo quy định tại Điểm a Khoản này; hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội nộp hồ sơ cho chủ đầu tư dự án theo quy định tại Điều 22 của Nghị định này và hướng dẫn cụ thể của Bộ Xây dựng;
...
Như vậy, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu đăng ký mua nhà ở xã hội thì nộp hồ sơ cho chủ đầu tư dự án chứ không thông qua cơ quan nhà nước nào hết.
Muốn vay vốn mua nhà ở xã hội thì hộ gia đình cần đáp ứng những điều kiện nào?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 100/2015/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm c khoản 10 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP) quy định về điều kiện để vay vốn mua nhà ở xã hội như sau:
- Có đủ vốn tối thiểu tham gia vào phương thức vay vốn theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định;
- Có đủ hồ sơ chứng minh theo quy định tại Điều 22 của Nghị định này;
- Có nguồn thu nhập và có khả năng trả nợ theo cam kết với Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định;
- Có Giấy đề nghị vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội, trong đó có cam kết của cá nhân và các thành viên trong hộ gia đình chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống;
- Có hợp đồng mua, thuê mua nhà ở xã hội với chủ đầu tư theo quy định của Nghị định này và của pháp luật về nhà ở;
- Thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay theo quy định của pháp luật. Ngân hàng cho vay, chủ đầu tư và người vay vốn phải quy định rõ phương thức quản lý, xử lý tài sản bảo đảm trong hợp đồng ba bên.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nhà ở xã hội có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trụ sở của người nộp thuế ở đâu? Chỉ được kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế 01 lần trong 01 năm trong trường hợp nào?
- Khi nào được điều chỉnh giá hợp đồng EPC? Hợp đồng xây dựng được áp dụng những hình thức giá hợp đồng nào?
- Người khai thác cảng hàng không phải đóng cảng hàng không khi thực hiện việc cải tạo kết cấu hạ tầng sân bay đúng không?
- Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất chưa có hiệu lực thi hành thì được tiến hành cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất không?
- Thành viên hộ gia đình là người 17 tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền cho hộ gia đình không?