Hồ sơ đề nghị cấp điều chỉnh Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, lây nhiễm gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị cấp điều chỉnh Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, lây nhiễm gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị cấp điều chỉnh Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 52/2013/TT-BTNMT (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Thông tư 78/2015/TT-BTNMT) như sau:
Cấp điều chỉnh Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm
1. Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm phải cấp lại để điều chỉnh khi có thay đổi, bổ sung một trong các nội dung của Giấy phép.
2. Hồ sơ đề nghị cấp điều chỉnh Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp điều chỉnh Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 Thông tư này;
b) Nội dung thay đổi, bổ sung so với nội dung của Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm;
c) Bản sao Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.
3. Thời hạn hiệu lực của Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được điều chỉnh theo đề nghị của tổ chức, cá nhân, nhưng không vượt quá 12 (mười hai) tháng, kể từ ngày cấp.
4. Trình tự đăng ký, cấp điều chỉnh Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được thực hiện tương tự như cấp lần đầu theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.
Như vậy, theo quy định, Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm phải cấp lại để điều chỉnh khi có thay đổi, bổ sung một trong các nội dung của Giấy phép.
Hồ sơ đề nghị cấp điều chỉnh Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, lây nhiễm bao gồm:
(1) Đơn đề nghị cấp điều chỉnh Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 52/2013/TT-BTNMT: TẢI VỀ
(2) Nội dung thay đổi, bổ sung so với nội dung của Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm;
(3) Bản sao Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.
Hồ sơ đề nghị cấp điều chỉnh Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, lây nhiễm gồm những gì? (Hình từ Internet)
Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được điều chỉnh có thời hạn bao lâu?
Thời hạn hiệu lực của Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được điều chỉnh được quy định tại khoản 3 Điều 15 Thông tư 52/2013/TT-BTNMT (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Thông tư 78/2015/TT-BTNMT) như sau:
Cấp điều chỉnh Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm
1. Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm phải cấp lại để điều chỉnh khi có thay đổi, bổ sung một trong các nội dung của Giấy phép.
2. Hồ sơ đề nghị cấp điều chỉnh Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp điều chỉnh Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 Thông tư này;
b) Nội dung thay đổi, bổ sung so với nội dung của Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm;
c) Bản sao Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.
3. Thời hạn hiệu lực của Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được điều chỉnh theo đề nghị của tổ chức, cá nhân, nhưng không vượt quá 12 (mười hai) tháng, kể từ ngày cấp.
4. Trình tự đăng ký, cấp điều chỉnh Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được thực hiện tương tự như cấp lần đầu theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.
Như vậy, theo quy định, thời hạn hiệu lực của Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được điều chỉnh theo đề nghị của tổ chức, cá nhân, nhưng không vượt quá 12 (mười hai) tháng, kể từ ngày cấp.
Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm có bị tước khi chủ Giấy phép cho người khác mượn giấy phép không?
Trường hợp tước Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư 52/2013/TT-BTNMT như sau:
Tước Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm
1. Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm sẽ bị tước khi chủ Giấy phép vận chuyển vi phạm một trong các trường hợp sau:
a) Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan có thẩm quyền có yêu cầu tước Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm;
b) Cho thuê, mượn hoặc tự ý sửa đổi nội dung Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm;
c) Thực hiện không đúng nội dung được quy định trong Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm;
d) Khi để xảy ra sự cố môi trường trong quá trình vận chuyển hàng nguy hiểm từ 02 (hai) lần trở lên.
2. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm ban hành quyết định tước Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm và nêu rõ lý do.
3. Tổ chức, cá nhân bị tước Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm không được phép nộp hồ sơ xin cấp mới Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm trong thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm bị tước.
Như vậy, theo quy định, trường hợp chủ Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho người khác mượn giấy phép của mình thì sẽ bị tước Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.
Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm có trách nhiệm ban hành quyết định tước Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm đối với chủ giấy phép và nêu rõ lý do.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?
- Công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải thuộc nhóm đất nào?
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?