Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thủy thủ trực ca của tàu biển Việt Nam bao gồm những thành phần nào?
- Thủy thủ trực ca tàu biển Việt Nam cần đáp ứng những tiêu chuẩn chuyên môn gì?
- Để cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thủy thủ trực ca của tàu biển Việt Nam cần đáp ứng những điều kiện gì?
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thủy thủ trực ca của tàu biển Việt Nam bao gồm những thành phần nào?
Thủy thủ trực ca tàu biển Việt Nam cần đáp ứng những tiêu chuẩn chuyên môn gì?
Thủy thủ trực ca tàu biển Việt Nam (Hình từ Internet)
Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 20/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 01/09/2023) quy định như sau:
Tiêu chuẩn chuyên môn của thủy thủ trực ca
1. Tiêu chuẩn chuyên môn của thủy thủ trực ca OS:
Thủy thủ trực ca OS phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-II/4 của Bộ luật STCW về chức năng hàng hải theo mức trợ giúp.
2. Tiêu chuẩn chuyên môn của thủy thủ trực ca AB:
Thủy thủ trực ca AB phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-II/5 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:
a) Hàng hải theo mức trợ giúp;
b) Kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa theo mức trợ giúp;
c) Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức trợ giúp;
d) Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức trợ giúp.
Như vậy, thủy thủ trực ca tàu biển Việt Nam cần đáp ứng những tiêu chuẩn chuyên môn cụ thể trên.
Trước đây, theo Điều 10 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ ngày 01/09/2023) quy định về tiêu chuẩn chuyên môn của thủy thủ trực ca như sau:
Tiêu chuẩn chuyên môn của thủy thủ trực ca
1. Tiêu chuẩn chuyên môn của thủy thủ trực ca OS.
Thủy thủ trực ca OS phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-II/4 của Bộ luật STCW về chức năng hàng hải theo mức trợ giúp.
2. Tiêu chuẩn chuyên môn của thủy thủ trực ca AB.
Thủy thủ trực ca AB phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-II/5 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:
a) Hàng hải theo mức trợ giúp;
b) Kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa theo mức trợ giúp;
c) Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức trợ giúp;
d) Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức trợ giúp.
Như vậy, thủy thủ trực ca tàu biển Việt Nam cần đáp ứng những tiêu chuẩn chuyên môn như sau:
- Tiêu chuẩn chuyên môn của thủy thủ trực ca OS.
+ Thủy thủ trực ca OS là thuyền viên có trình độ nghiệp vụ theo quy định tại Quy tắc II/4 của Công ước STCW và hoàn thành khóa đào tạo chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định (khoản 7 Điều 3 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT).
+ Thủy thủ trực ca OS phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-II/4 của Bộ luật STCW về chức năng hàng hải theo mức trợ giúp.
- Tiêu chuẩn chuyên môn của thủy thủ trực ca AB.
+ Thủy thủ trực ca AB là thuyền viên có trình độ nghiệp vụ theo quy định tại Quy tắc II/5 của Công ước STCW và hoàn thành khóa đào tạo chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định (khoản 8 Điều 3 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT).
+ Thủy thủ trực ca AB phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-II/5 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:
Hàng hải theo mức trợ giúp;
Kỹ thuật làm hàng và sắp xếp hàng hóa theo mức trợ giúp;
Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức trợ giúp;
Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức trợ giúp.
Để cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thủy thủ trực ca của tàu biển Việt Nam cần đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ theo Điều 36 Thông tư 20/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 01/09/2023) quy định như sau:
Điều kiện cấp Giấy Chứng nhận khả năng chuyên môn thủy thủ trực ca
1. Thuỷ thủ trực ca OS:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp trở lên hoặc hoàn thành các học phần lý thuyết theo chương trình đào tạo sỹ quan hàng hải ngành điều khiển tàu biển do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định hoặc hoàn thành các học phần đào tạo thủy thủ trực ca OS thuộc chương trình đào tạo trình độ cao đẳng trở lên tại các trường đào tạo chuyên ngành hàng hải. Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ sơ cấp phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản;
c) Có thời gian đi biển tối thiểu 06 tháng hoặc thực tập thủy thủ trực ca OS tối thiểu 02 tháng.
2. Thủy thủ trực ca AB:
a) Có GCNKNCM thủy thủ trực ca OS (đối với trường hợp chưa có GCNKNCM thủy thủ trực ca OS phải tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng trở lên);
b) Có Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản;
c) Có thời gian đi biển tối thiểu 18 tháng hoặc thực tập thủy thủ trực ca AB tối thiểu 12 tháng.
Như vậy, để cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thủy thủ trực ca của tàu biển Việt Nam cần đáp ứng những điều kiện sau:
- Thuỷ thủ trực ca OS:
+ Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp trở lên hoặc hoàn thành các học phần lý thuyết theo chương trình đào tạo sỹ quan hàng hải ngành điều khiển tàu biển do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định hoặc hoàn thành các học phần đào tạo thủy thủ trực ca OS thuộc chương trình đào tạo trình độ cao đẳng trở lên tại các trường đào tạo chuyên ngành hàng hải.
Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ sơ cấp phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;
+ Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản;
+ Có thời gian đi biển tối thiểu 06 tháng hoặc thực tập thủy thủ trực ca OS tối thiểu 02 tháng.
- Thủy thủ trực ca AB:
+ Có GCNKNCM thủy thủ trực ca OS (đối với trường hợp chưa có GCNKNCM thủy thủ trực ca OS phải tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng trở lên);
+ Có Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản;
+ Có thời gian đi biển tối thiểu 18 tháng hoặc thực tập thủy thủ trực ca AB tối thiểu 12 tháng.
Trước đây, theo Điều 36 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ ngày 01/09/2023) quy định về điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thủy thủ trực ca như sau:
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thủy thủ trực ca
1. Thủy thủ trực ca OS:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp trở lên hoặc hoàn thành các học phần lý thuyết theo chương trình đào tạo sỹ quan hàng hải ngành điều khiển tàu biển do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định. Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ sơ cấp phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản;
c) Có thời gian đi biển 06 tháng hoặc tập sự thủy thủ 02 tháng.
2. Thủy thủ trực ca AB:
a) Có GCNKNM thủy thủ trực ca OS (đối với trường hợp chưa có GCNKNCM thủy thủ trực ca OS phải tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng trở lên);
b) Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản;
c) Có thời gian đi biển 18 tháng hoặc tập sự thủy thủ trực ca AB 12 tháng.
Như vậy, để cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thủy thủ trực ca của tàu biển Việt Nam cần đáp ứng những điều kiện như sau:
- Thủy thủ trực ca OS:
+ Tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ trung cấp trở lên hoặc hoàn thành các học phần lý thuyết theo chương trình đào tạo sỹ quan hàng hải ngành điều khiển tàu biển do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định. Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ sơ cấp phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;
+ Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản;
+ Có thời gian đi biển 06 tháng hoặc tập sự thủy thủ 02 tháng.
- Thủy thủ trực ca AB:
+ Có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thủy thủ trực ca OS (đối với trường hợp chưa có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thủy thủ trực ca OS phải tốt nghiệp chuyên ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng trở lên);
+ Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản;
+ Có thời gian đi biển 18 tháng hoặc tập sự thủy thủ trực ca AB 12 tháng.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thủy thủ trực ca của tàu biển Việt Nam bao gồm những thành phần nào?
Căn cứ theo Điều 56 Thông tư 20/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 01/09/2023) quy định như sau:
Thủ tục cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thủy thủ trực ca, thợ máy trực ca, thợ kỹ thuật điện; Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn cho thuyền viên Việt Nam đã có Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp
1. Đối tượng cấp:
a) Thuyền viên đáp ứng điều kiện cấp GCNKNCM thủy thủ trực ca OS, thủy thủ trực ca AB, thợ máy trực ca Oiler, thợ máy trực ca AB, thợ kỹ thuật điện theo quy định của Thông tư này và Công ước STCW;
b) Thuyền viên là công dân Việt Nam đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 40 của Thông tư này được cấp GCNKNCM tương đương với chức danh và hạn chế chức danh của GCNKNCM hiện có do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp.
2. Tổ chức quản lý thuyền viên, cá nhân nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp GCNKNCM thủy thủ trực ca, thợ máy trực ca, thợ kỹ thuật điện, GCNKNCM cho thuyền viên Việt Nam đã có GCNKNCM do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp đến Cục Hàng hải Việt Nam.
3. Thành phần hồ sơ đề nghị cấp thủy thủ trực ca OS, thợ máy trực ca Oiler, thợ kỹ thuật điện gồm:
a) Đơn đề nghị của thuyền viên theo mẫu quy định tại Phụ lục III hoặc văn bản đề nghị của tổ chức quản lý thuyền viên theo mẫu quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này;
b) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính: Bằng tốt nghiệp hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp hoặc Quyết định tốt nghiệp hoặc Giấy chứng nhận hoàn thành học phần lý thuyết của chương trình đào tạo sỹ quan hàng hải hoặc Giấy chứng nhận đã hoàn thành đủ các phần đào tạo thủy thủ trực ca OS hoặc Giấy chứng nhận đã hoàn thành đủ các phần đào tạo thợ máy trực ca Oiler hoặc Giấy chứng nhận đã hoàn thành đủ các phần đào tạo thợ kỹ thuật điện; Giấy chứng nhận học bồi dưỡng, nâng cao (nếu có); Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản. Đối với Bằng tốt nghiệp được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài thì nộp thêm bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính Giấy công nhận văn bằng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính Giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế;
d) 02 ảnh màu đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện, 01 tệp (file) ảnh đối với trường hợp nộp hồ sơ trên môi trường điện tử cỡ 3cm x 4cm, nền trắng, chụp trong vòng 06 tháng gần nhất;
đ) Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính Sổ thuyền viên (đối với trường hợp học bồi dưỡng, nâng cao hoặc chỉ có trình độ sơ cấp nghề).
...
Theo quy định trên, hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thủy thủ trực ca của tàu biển Việt Nam bao gồm những giấy tờ cụ thể trên.
Trước đây, theo Điều 56 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ ngày 01/09/2023) quy định về hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thủy thủ trực ca như sau:
- Thành phần hồ sơ đề nghị cấp thủy thủ trực ca OS gồm:
+ Đơn đề nghị của thuyền viên theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 03/2020/TT-BGTVT hoặc văn bản đề nghị của trường, tổ chức quản lý thuyền viên theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 03/2020/TT-BGTVT;
+ Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu: Bằng tốt nghiệp hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp hoặc Quyết định tốt nghiệp; Giấy chứng nhận học bồi dưỡng, nâng cao (nếu có); Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản. Đối với Bằng tốt nghiệp được cấp bởi cơ sở giáo dục nước ngoài thì bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu Giấy công nhận văn bằng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
+ Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy khám sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế;
+ 02 ảnh màu, cỡ 3cm x 4cm, kiểu chứng minh nhân dân chụp trong vòng 06 tháng gần nhất;
+ Bản sao có chứng thực hoặc bản sao có bản chính để đối chiếu sổ thuyền viên (đối với trường hợp học bồi dưỡng, nâng cao hoặc chỉ có trình độ sơ cấp nghề).
- Thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thủy thủ trực ca AB gồm các thành phần hồ sơ quy định tại điểm a, b c, d, của khoản 3 Điều 56 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT và bản sao có chứng thực hoặc bản sao có bản chính để đối chiếu sổ thuyền viên.
- Thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thủy thủ trực ca AB khi đã có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thủy thủ trực ca OS gồm các thành phần hồ sơ quy định tại điểm a, c, d của khoản 3 Điều 56 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT và giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thủy thủ trực ca OS, bản sao có chứng thực hoặc bản sao có bản chính để đối chiếu sổ thuyền viên.
Nguyễn Quốc Bảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh trường trung cấp có kết quả học tập loại khá được cấp học bổng khuyến khích học tập không?
- Hãng hàng không Việt Nam đề nghị cấp quyền vận chuyển hàng không thường lệ thì cần những giấy tờ gì?
- Mẫu đề án sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Dự án đầu tư xây dựng mới cảng hàng không thuộc thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của cơ quan nào?
- Lịch tháng 1 năm 2025 Âm và Dương chi tiết như thế nào? Tết Âm lịch 2025 rơi vào ngày bao nhiêu tháng 1/2025?