Hồ sơ đề nghị chấp thuận thành lập phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã gửi bằng hình thức nào?
- Tổng mức dư nợ cấp tín dụng của phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã đối với một khách hàng không phải là quỹ tín dụng nhân dân thành viên là bao nhiêu?
- Phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã hoạt động trong phạm vi nào?
- Hồ sơ đề nghị chấp thuận thành lập phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã gửi bằng hình thức nào?
Tổng mức dư nợ cấp tín dụng của phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã đối với một khách hàng không phải là quỹ tín dụng nhân dân thành viên là bao nhiêu?
Tổng mức dư nợ cấp tín dụng của phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã đối với một khách hàng không phải là quỹ tín dụng nhân dân thành viên quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 09/2018/TT-NHNN như sau:
Nội dung hoạt động của đơn vị sự nghiệp, phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã và quy định phòng giao dịch, điểm giới thiệu dịch vụ của quỹ tín dụng nhân dân
1. Đơn vị sự nghiệp của ngân hàng hợp tác xã thực hiện một hoặc một số hoạt động hỗ trợ hoạt động kinh doanh của ngân hàng hợp tác xã, bao gồm:
a) Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ ngân hàng cho ngân hàng hợp tác xã;
b) Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ thuật công nghệ thông tin cho cán bộ, nhân viên của ngân hàng hợp tác xã và quỹ tín dụng nhân dân thành viên;
c) Lưu trữ cơ sở dữ liệu, thu thập, xử lý thông tin phục vụ hoạt động kinh doanh của ngân hàng hợp tác xã;
d) Các hoạt động khác hỗ trợ hoạt động kinh doanh của ngân hàng hợp tác xã phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng của phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã đối với một khách hàng không phải là quỹ tín dụng nhân dân thành viên không được vượt quá 1.000.000.000 đồng (một tỷ đồng) sau khi đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu Điều hòa vốn của quỹ tín dụng nhân dân.
3. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng của phòng giao dịch của quỹ tín dụng nhân dân đối với một khách hàng đảm bảo tuân thủ theo quy định về giới hạn cấp tín dụng tại Luật Các tổ chức tín dụng, các quy định pháp luật có liên quan và không được vượt quá 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng).
...
Như vậy, theo quy định trên thì tổng mức dư nợ cấp tín dụng của phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã đối với một khách hàng không phải là quỹ tín dụng nhân dân thành viên không được vượt quá 1.000.000.000 đồng (một tỷ đồng) sau khi đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu Điều hòa vốn của quỹ tín dụng nhân dân.
Hồ sơ đề nghị chấp thuận thành lập phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã gửi bằng hình thức nào? (Hình từ Internet)
Phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã hoạt động trong phạm vi nào?
Phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã hoạt động trong phạm vi được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư 09/2018/TT-NHNN như sau:
Địa bàn hoạt động, tên chi nhánh, phòng giao dịch
1. Địa bàn hoạt động:
a) Đối với ngân hàng hợp tác xã:
(i) Chi nhánh của ngân hàng hợp tác xã hoạt động trong phạm vi một hoặc một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được quy định cụ thể trong văn bản chấp thuận thành lập chi nhánh của Ngân hàng Nhà nước;
(ii) Phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã hoạt động trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và trên địa bàn hoạt động của chi nhánh quản lý.
b) Đối với quỹ tín dụng nhân dân:
Phòng giao dịch của quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân.
2. Tên chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân phải đảm bảo phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan và được đặt như sau:
a) Tên chi nhánh: Ngân hàng Hợp tác xã - Chi nhánh “tên chi-nhánh”;
b) Tên phòng giao dịch:
(i) Ngân hàng Hợp tác xã - Chi nhánh “tên chi nhánh” (là chi nhánh quản lý phòng giao dịch) - Phòng giao dịch “tên phòng giao dịch” hoặc Ngân hàng Hợp tác xã - Phòng giao dịch “tên phòng giao dịch”;
(ii) Quỹ tín dụng nhân dân “tên Quỹ tín dụng nhân dân” - Phòng giao dịch “tên phòng giao dịch”.
Như vậy, theo quy định trên thì phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã hoạt động trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và trên địa bàn hoạt động của chi nhánh quản lý.
Hồ sơ đề nghị chấp thuận thành lập phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã gửi bằng hình thức nào?
Hồ sơ đề nghị chấp thuận thành lập phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã gửi bằng hình thức được quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư 09/2018/TT-NHNN, điểm a khoản 5 Điều 4 Thông tư 27/2022/TT-NHNN như sau:
Nguyên tắc lập hồ sơ, gửi thông báo
1. Hồ sơ phải được lập bằng tiếng Việt. Các tài liệu trong hồ sơ phải là bản chính hoặc bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu theo quy định của pháp luật. Trong mỗi bộ hồ sơ phải có danh Mục tài liệu.
2. Các văn bản của tổ chức tín dụng là hợp tác xã gửi Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh theo quy định tại Thông tư này phải do người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng là hợp tác xã ký.
3. Hồ sơ, văn bản thông báo, đề nghị của tổ chức tín dụng là hợp tác xã được gửi tới Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh bằng hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ đề nghị chấp thuận thành lập phòng giao dịch của ngân hàng hợp tác xã gửi bằng hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ngân hàng hợp tác xã có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?