Hồ sơ đề nghị cho phép tiếp nhận tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam để sửa chữa gồm những gì?
- Hồ sơ đề nghị cho phép tiếp nhận tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam để sửa chữa gồm những gì?
- Các loại giấy tờ phải nộp khi làm thủ tục nhập cảnh đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam để sửa chữa gồm những gì?
- Các loại giấy tờ phải nộp khi làm thủ tục xuất cảnh đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam để sửa chữa gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị cho phép tiếp nhận tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam để sửa chữa gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 104/2012/NĐ-CP quy định như sau:
Thủ tục cấp phép
1. Trước khi tàu quân sự nước ngoài dự kiến đến Việt Nam để sửa chữa, doanh nghiệp Việt Nam có chức năng tiếp nhận, sửa chữa tàu quân sự nước ngoài (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp sửa chữa tàu) phải gửi hồ sơ đề nghị Bộ Quốc phòng (Bộ Tổng tham mưu) cấp phép cho tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam để sửa chữa.
2. Hồ sơ đề nghị cấp phép bao gồm:
a) Văn bản của doanh nghiệp sửa chữa tàu đề nghị cho phép tiếp nhận tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam để sửa chữa;
b) 01 (một) Tờ khai tàu quân sự nước ngoài đến nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để sửa chữa (Mẫu 2);
c) 01 (một) Kế hoạch (hoặc chương trình) sửa chữa.
3. Thẩm quyền cấp phép:
a) Bộ Quốc phòng (Bộ Tổng tham mưu) tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp phép và thực hiện cấp phép cho tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam để sửa chữa. Trường hợp từ chối cấp phép phải nêu rõ lý do;
b) Trước khi cấp phép, Bộ Quốc phòng (Bộ Tổng tham mưu) lấy ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tàu vào sửa chữa. Trường hợp ý kiến của các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chưa thống nhất, Bộ Quốc phòng (Bộ Tổng tham mưu) báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
4. Thời hạn cấp phép:
a) Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp phép hợp lệ, Bộ Quốc phòng (Bộ Tổng tham mưu) có văn bản trả lời doanh nghiệp sửa chữa tàu về việc cấp phép hoặc từ chối cấp phép cho tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam để sửa chữa;
b) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến về việc cấp phép cho tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam để sửa chữa, các Bộ ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tàu đến phải có văn bản trả lời Bộ Quốc phòng (Bộ Tổng tham mưu);
c) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày cấp phép hoặc từ chối cấp phép, Bộ Quốc phòng (Bộ Tổng tham mưu) có văn bản thông báo cho các các Bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tàu đến sửa chữa về việc cấp phép hoặc từ chối cấp phép cho tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam để sửa chữa.
5. Trường hợp sửa đổi, bổ sung nội dung đã cấp phép thì Bộ Quốc phòng gửi văn bản thông báo cho doanh nghiệp sửa chữa tàu tiếp nhận tàu quân sự nước ngoài vào sửa chữa.
Như vậy theo quy định trên hồ sơ đề nghị cho phép tiếp nhận tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam để sửa chữa gồm:
- Văn bản của doanh nghiệp sửa chữa tàu đề nghị cho phép tiếp nhận tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam để sửa chữa.
- 01 (một) Tờ khai tàu quân sự nước ngoài đến nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để sửa chữa (Mẫu 2).
- 01 (một) Kế hoạch (hoặc chương trình) sửa chữa.
Hồ sơ đề nghị cho phép tiếp nhận tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam để sửa chữa gồm những gì? (Hình từ Internet)
Các loại giấy tờ phải nộp khi làm thủ tục nhập cảnh đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam để sửa chữa gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 104/2012/NĐ-CP quy định các loại giấy tờ phải nộp khi làm thủ tục nhập cảnh đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam để sửa chữa gồm có:
- Nộp cho Biên phòng cửa khẩu cảng:
+ 01 (một) bản chính Bản khai chung (Mẫu 3).
+ 01 (một) bản chính Danh sách thành viên (Mẫu 4).
+ 01 (một) bản chính Bản khai hàng hóa nguy hiểm (nếu có - Mẫu 6).
+ 01 (một) bản sao hợp đồng sửa chữa hoặc thoả thuận nguyên tắc sửa chữa.
- Nộp cho Cảng vụ hàng hải:
+ 01 (một) bản chính Bản khai chung (Mẫu 3).
+ 01 (một) bản chính Danh sách thành viên (Mẫu 4).
+ 01 (một) bản chính Bản khai hàng hóa nguy hiểm (nếu có - Mẫu 6).
+ 01 (một) bản sao hợp đồng sửa chữa hoặc thoả thuận nguyên tắc sửa chữa.
- Nộp cho Hải quan cửa khẩu cảng:
+ 01 (một) bản chính Bản khai chung (Mẫu 3).
+ 01 (một) bản chính Danh sách thành viên (Mẫu 4).
+ 01 (một) bản chính Bản khai dự trữ của tàu (Mẫu 7).
+ 01 (một) bản chính Bản khai hành lý thành viên (Mẫu 8).
+ 01 (một) bản chính Bản kê khai hàng hóa (nếu có - Mẫu 5).
+ 01 (một) bản chính Bản khai hàng hóa nguy hiểm (nếu có - Mẫu 6).
+ 01 (một) bản sao hợp đồng sửa chữa hoặc thỏa thuận nguyên tắc sửa chữa.
- Nộp cho Cơ quan Kiểm dịch y tế quốc tế: 01 (một) bản chính Giấy khai báo y tế hàng hải (Mẫu 9).
- Nộp cho Cơ quan Kiểm dịch thực vật cửa khẩu cảng: 01 (một) bản chính Bản khai kiểm dịch thực vật (nếu có - Mẫu 10).
- Nộp cho Cơ quan Kiểm dịch động vật cửa khẩu cảng: 01 (một) bản chính Bản khai kiểm dịch động vật (nếu có - Mẫu 11).
Các loại giấy tờ phải nộp khi làm thủ tục xuất cảnh đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam để sửa chữa gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 104/2012/NĐ-CP quy định các loại giấy tờ phải nộp khi làm thủ tục xuất cảnh đối với tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam để sửa chữa gồm có:
- Nộp cho Biên phòng cửa khẩu cảng:
+ 01 (một) bản chính Bản khai chung (Mẫu 3).
+ 01 (một) bản chính Danh sách thành viên (nếu có thay đổi so với khi nhập cảnh - Mẫu 4).
+ 01 (một) bản chính Bản khai hàng hóa nguy hiểm (nếu có thay đổi so với lúc nhập cảnh - Mẫu 6).
+ Các loại giấy tờ do Biên phòng cửa khẩu cảng cấp cho các thành viên trên tàu trong thời gian neo đậu tại cảng (nếu có): Thẻ đi bờ, Giấy phép, Thị thực rời có giá trị 01 (một) lần, Giấy phép tham quan du lịch.
- Nộp cho Cảng vụ hàng hải:
+ 01 (một) bản chính Bản khai chung (Mẫu 3).
+ 01 (một) bản chính Danh sách thành viên (nếu có thay đổi so với khi nhập cảnh - Mẫu 4).
+ 01 (một) bản chính Bản khai hàng hóa nguy hiểm (nếu có thay đổi so với lúc nhập cảnh - Mẫu 6).
- Nộp cho Hải quan cửa khẩu cảng:
+ 01 (một) bản chính Bản khai chung (Mẫu 3).
+ 01 (một) bản chính Danh sách thành viên (nếu có thay đổi so với khi nhập cảnh - Mẫu 4).
+ 01 (một) bản chính Bản kê khai về hàng hóa (nếu có thay đổi so với lúc nhập cảnh - Mẫu 5).
+ 01 (một) bản chính Bản khai dự trữ của tàu (nếu có thay đổi so với lúc nhập cảnh - Mẫu 9).
+ 01 (một) bản chính Bản khai hành lý thành viên (nếu có thay đổi so với lúc nhập cảnh - Mẫu 10).
+ 01 (một) bản chính Bản khai hàng hóa nguy hiểm (nếu có thay đổi so với lúc nhập cảnh - Mẫu 6).
Phạm Thị Kim Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tàu quân sự nước ngoài có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?