Hồ sơ mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước sẽ gồm những gì? Trình tự mở tài khoản lưu ký được thực hiện như thế nào?
Mệnh giá và mã giấy tờ có giá được lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3, khoản 4 Điều 4 Thông tư 16/2022/TT-NHNN (Có hiệu lực từ ngày 17/01/2023) như sau:
Điều kiện, mệnh giá và mã giấy tờ có giá được lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước
...
3. Mệnh giá giấy tờ có giá
Mệnh giá giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước là 100.000 VND (một trăm nghìn đồng) hoặc bội số của 100.000 VND (một trăm nghìn đồng).
Đối với giấy tờ có giá đặc biệt do Ngân hàng Nhà nước trực tiếp quản lý và giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, mệnh giá giấy tờ có giá được thực hiện theo quy định của pháp luật đối với từng loại giấy tờ có giá.
4. Mã giấy tờ có giá
Giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước được quản lý theo hệ thống mã do VSDC và Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) quy định. Ngân hàng Nhà nước quản lý giấy tờ có giá thống nhất theo hệ thống mã định danh chứng khoán quốc tế (ISIN) khi cần thiết.
Theo đó, mệnh giá và mã giấy tờ có giá được lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước là 100.000 VND (một trăm nghìn đồng) hoặc bội số của 100.000 VND (một trăm nghìn đồng).
Đối với giấy tờ có giá đặc biệt do Ngân hàng Nhà nước trực tiếp quản lý và giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, mệnh giá giấy tờ có giá được thực hiện theo quy định của pháp luật đối với từng loại giấy tờ có giá.
Đối với mã giấy tờ có giá thì Giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước được quản lý theo hệ thống mã do VSDC và Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) quy định. Ngân hàng Nhà nước quản lý giấy tờ có giá thống nhất theo hệ thống mã định danh chứng khoán quốc tế (ISIN) khi cần thiết.
Trước đây mệnh giá và mã giấy tờ có giá được lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước được quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 4 Thông tư 04/2016/TT-NHNN (Có hiệu lực từ ngày 17/01/2023) quy định như sau:
Điều kiện, mệnh giá và mã giấy tờ có giá được lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước
...
3. Mệnh giá giấy tờ có giá
Mệnh giá giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước là 100.000 VND (một trăm nghìn đồng) hoặc bội số của 100.000 VND (một trăm nghìn đồng).
Đối với giấy tờ có giá đặc biệt do Ngân hàng Nhà nước trực tiếp quản lý và giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, mệnh giá giấy tờ có giá được thực hiện theo quy định của pháp luật đối với từng loại giấy tờ có giá.
4. Mã giấy tờ có giá
Giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước được thống nhất quản lý theo hệ thống mã định danh chứng khoán quốc tế (ISIN) đã cấp khi phát hành.
Như vậy mệnh giá và mã giấy tờ có giá được lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước được quy định như sau:
- Mệnh giá giấy tờ có giá
+ Mệnh giá giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước là 100.000 VND (một trăm nghìn đồng) hoặc bội số của 100.000 VND (một trăm nghìn đồng).
+ Đối với giấy tờ có giá đặc biệt do Ngân hàng Nhà nước trực tiếp quản lý và giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, mệnh giá giấy tờ có giá được thực hiện theo quy định của pháp luật đối với từng loại giấy tờ có giá.
- Mã giấy tờ có giá
+ Giấy tờ có giá lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước được thống nhất quản lý theo hệ thống mã định danh chứng khoán quốc tế (ISIN) đã cấp khi phát hành.
Giấy tờ có giá (Hình từ Internet)
Hồ sơ mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước sẽ gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 6 Thông tư 16/2022/TT-NHNN (Có hiệu lực từ ngày 17/01/2023) như sau:
Mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá
1. Hồ sơ mở tài khoản
Để lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước, các thành viên quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này lập và gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính đến trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước (bộ phận một cửa) 01 (một) bộ hồ sơ gồm:
a) Giấy đề nghị mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá theo Phụ lục 1a/LK ban hành kèm theo Thông tư này (03 bản);
b) Bản đăng ký mẫu dấu, chữ ký sử dụng tài khoản lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước theo Phụ lục 1b/LK ban hành kèm theo Thông tư này (03 bản);
c) Các giấy tờ chứng minh việc thành viên mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá được thành lập và hoạt động hợp pháp gồm: điều lệ, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật;
d) Các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của người đại diện theo pháp luật của thành viên mở tài khoản (quyết định của Ngân hàng Nhà nước về việc chấp thuận chức danh dự kiến, quyết định bổ nhiệm) kèm giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người đó;
đ) Văn bản hoặc quyết định bổ nhiệm và giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán, người kiểm soát chứng từ giao dịch với Ngân hàng Nhà nước;
e) Trường hợp người đại diện theo pháp luật, kế toán trưởng ủy quyền cho người khác (bao gồm trường hợp ủy quyền lại (nếu có)), thành viên mở tài khoản lưu ký phải cung cấp quyết định bổ nhiệm của người được ủy quyền và giấy ủy quyền theo Phụ lục 7/LK ban hành kèm theo Thông tư này kèm giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người được ủy quyền. Đối với giấy ủy quyền công việc của người được kế toán trưởng ủy quyền phải có chữ ký xác nhận của người đại diện của chủ tài khoản;
g) Thành viên không phải cung cấp các giấy tờ quy định tại điểm c, d, đ, e khoản 1 Điều này trong trường hợp thành viên đã cung cấp cho Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) khi mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước hoặc trong trường hợp các thông tin nhân thân (số chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân hoặc số hộ chiếu) của người đại diện hợp pháp, kế toán trưởng hoặc người được ủy quyền có thể được khai thác trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
2. Các giấy tờ quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này là bản chính và do người đại diện hợp pháp của thành viên mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá ký tên và đóng dấu; các giấy tờ quy định tại điểm c, d, đ, e khoản 1 Điều này là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính. Nếu giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, hồ sơ mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước sẽ gồm những giấy tờ được quy định như trên.
Trước đây, hồ sơ mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước sẽ gồm những tài liệu được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 6 Thông tư 04/2016/TT-NHNN (Hết hiệu lực từ ngày 17/01/2023) quy định như sau:
Mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá
1. Hồ sơ mở tài khoản
Để lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này (gọi tắt là tổ chức) lập và gửi Ngân hàng Nhà nước 01 (một) bộ hồ sơ gồm:
a) Giấy nghị mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá theo Phụ lục 1a/LK đính kèm Thông tư này;
b) Bản đăng ký mẫu dấu, chữ ký theo Phụ lục 1b/LK đính kèm Thông tư này;
c) Các giấy tờ chứng minh việc tổ chức mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá thành lập và hoạt động hợp pháp như: Quyết định thành lập, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật;
d) Các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của người đại diện của chủ tài khoản kèm giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người đó;
đ) Trường hợp tổ chức mở tài khoản lưu ký thuộc đối tượng bắt buộc phải có chữ ký kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán trên chứng từ kế toán giao dịch với ngân hàng theo quy định của pháp luật thì ngoài các giấy tờ nêu tại điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này, hồ sơ mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá phải có quyết định bổ nhiệm kèm giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của kế toán trưởng (hoặc người phụ trách kế toán) của tổ chức mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá.
2. Các giấy tờ quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này là bản chính, các giấy tờ quy định tại điểm c, d, đ khoản 1 Điều này là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu.
...
Như vậy hồ sơ mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước sẽ gồm:
- Giấy nghị mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá theo Phụ lục 1a/LK đính kèm Thông tư này;
- Bản đăng ký mẫu dấu, chữ ký theo Phụ lục 1b/LK đính kèm Thông tư này;
- Các giấy tờ chứng minh việc tổ chức mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá thành lập và hoạt động hợp pháp như: Quyết định thành lập, giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật;
- Các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của người đại diện của chủ tài khoản kèm giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người đó;
- Trường hợp tổ chức mở tài khoản lưu ký thuộc đối tượng bắt buộc phải có chữ ký kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán trên chứng từ kế toán giao dịch với ngân hàng theo quy định của pháp luật thì ngoài các giấy tờ nêu tại điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này, hồ sơ mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá phải có quyết định bổ nhiệm kèm giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của kế toán trưởng (hoặc người phụ trách kế toán) của tổ chức mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá.
Và để lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư này (gọi tắt là tổ chức) lập và gửi Ngân hàng Nhà nước 01 (một) bộ hồ sơ như trên.
Các giấy tờ quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều này là bản chính, các giấy tờ quy định tại điểm c, d, đ khoản 1 Điều này là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm xuất trình bản chính để đối chiếu.
Trình tự mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 6 Thông tư 16/2022/TT-NHNN (Có hiệu lực từ ngày 17/01/2023) như sau:
Mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá
...
3. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá hợp lệ của thành viên, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá và thông báo cho thành viên biết số tài khoản và ngày bắt đầu hoạt động của tài khoản lưu ký giấy tờ có giá; trường hợp hồ sơ mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá của thành viên chưa đầy đủ, chưa hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thông báo cho thành viên biết để hoàn thiện hồ sơ; trường hợp từ chối mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) thông báo lý do cho thành viên biết.
Như vậy, trình tự mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước được thực hiện như trên.
Trước đây, trình tự mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hàng Nhà nước được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 04/2016/TT-NHNN (Hết hiệu lực từ ngày 17/01/2023) quy định như sau:
Mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá
...
3. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1, 2 Điều này, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá cho thành viên.
Như vậy trình tự mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá tại Ngân hang Nhà nước được thực hiện như sau: Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1, 2 Điều này, Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) mở tài khoản lưu ký giấy tờ có giá cho thành viên.
Nguyễn Nhật Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giấy tờ có giá có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trước ngày 5 12, đối tượng nào phải báo cáo tình hình sử dụng lao động hằng năm? Cần lưu ý điều gì khi điền Báo cáo tình hình sử dụng lao động?
- Nghị định 154/2024 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú thế nào? Xem toàn văn Nghị định 154/2024 ở đâu?
- Người có trách nhiệm giáo dục ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm sẽ bị cấm đảm nhiệm chức vụ?
- Mẫu đơn xin xác nhận tạm trú mới nhất? Nơi cư trú của người không có nơi thường trú và nơi tạm trú xác định như thế nào?
- Thay thế tờ khai hải quan bằng chứng từ trong hồ sơ hải quan được không? Thời hạn nộp chứng từ có liên quan thuộc hồ sơ hải quan?