Hồ sơ phương án sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế được lập thế nào?
- Hồ sơ phương án sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế được lập thế nào?
- Nộp hồ sơ phương án sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế như thế nào?
- Tờ trình đề nghị phê duyệt phương án sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế có nội dung thế nào?
Hồ sơ phương án sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế được lập thế nào?
Căn cứ theo quy định được nêu tại khoản 1 Điều 4 Nghị quyết 132/2020/QH14 thì đơn vị, doanh nghiệp quân đội, công an khi sử dụng đất quốc phòng, an ninh nằm trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh, để kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế thì phải lập phương án sử dụng đất trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt.
Đồng thời theo nội dung hướng dẫn tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 26/2021/NĐ-CP có nêu đơn vị, doanh nghiệp quân đội, công an khi sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế có trách nhiệm rà soát, lập hồ sơ phương án sử dụng đất, gồm:
- Phương án sử dụng đất (theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định 26/2021/NĐ-CP);
- Bản sao quyết định vị trí đóng quân hoặc bản sao quyết định giao cơ sở nhà đất; bản sao quyết định quy mô giam giữ (nếu có); bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyết định giao đất (nếu có);
- Sơ đồ vị trí hiện trạng khu đất;
- Bản sao các văn bản có liên quan về việc sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế (nếu có).
Phương án sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế (Hình từ Internet)
Nộp hồ sơ phương án sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2, 3 và khoản 4 Điều 7 Nghị định 26/2021/NĐ-CP thì việc nộp hồ sơ phương án sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế được hướng dẫn thực hiện như sau:
- Đối với đơn vị, doanh nghiệp quân đội, công an trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thì lập Tờ trình (theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định 26/2021/NĐ-CP) kèm theo hồ sơ phương án sử dụng đất theo quy định gửi Cục Kinh tế thuộc Bộ Quốc phòng đối với phương án sử dụng đất quốc phòng, Cục Quản lý xây dựng và doanh trại thuộc Bộ Công an đối với phương án sử dụng đất an ninh để tổ chức thẩm định.
- Đối với đơn vị, doanh nghiệp quân đội, công an có đơn vị cấp trên trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thì lập hồ sơ phương án sử dụng đất theo quy định và báo cáo đơn vị cấp trên trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ phương án sử dụng đất, đơn vị cấp trên trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm xem xét, lập Tờ trình đề nghị phê duyệt phương án sử dụng đất theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định 26/2021/NĐ-CP gửi Cục Kinh tế thuộc Bộ Quốc phòng đối với phương án sử dụng đất quốc phòng, Cục Quản lý xây dựng và doanh trại thuộc Bộ Công an đối với phương án sử dụng đất an ninh để thẩm định.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Kinh tế thuộc Bộ Quốc phòng, Cục Quản lý xây dựng và doanh trại thuộc Bộ Công an có trách nhiệm trả lại hồ sơ và nêu rõ lý do bằng văn bản.
Tờ trình đề nghị phê duyệt phương án sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế có nội dung thế nào?
Theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định 26/2021/NĐ-CP thì tờ trình đề nghị phê duyệt phương án sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế có nội dung có nội dung như sau:
Ghi chú:
1- Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an.
2- Tên đơn vị, doanh nghiệp Quân đội, Công an trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
3- Chữ viết tắt tên loại văn bản.
4- Chữ viết tắt tên đơn vị, doanh nghiệp Quân đội, Công an trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
5- Địa danh.
6- Phê duyệt phương án sử dụng đất, phương án xử lý chấm dứt hoặc tiếp tục thực hiện dự án, hợp đồng liên doanh, liên kết.
7- Nội dung chủ yếu trình phê duyệt: các nội dung quy định tại Mục III Mẫu số 01 kèm theo Nghị định này đối với phương án sử dụng đất; các nội dung quy định tại Mục II Mẫu số 03 kèm theo Nghị định 26/2021/NĐ-CP đối với phương án xử lý chấm dứt thực hiện dự án, hợp đồng liên doanh, liên kết; các nội dung quy định tại Mục II Mẫu số 04 kèm theo Nghị định 26/2021/NĐ-CP đối với phương án xử lý tiếp tục thực hiện dự án, hợp đồng liên doanh, liên kết.
8- Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo.
9- Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành (nếu cần).
Ngô Diễm Quỳnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đất quốc phòng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?