Hồ sơ, trình tự thực hiện chấp thuận chủ trương xây dựng đường ngang trên đường sắt quốc gia thế nào?
Phải xây dựng đường ngang tại nơi đường sắt giao nhau với đường bộ đúng không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 65/2018/NĐ-CP như sau:
Đường sắt có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 100 km/giờ giao nhau với đường bộ; đường sắt giao nhau với đường bộ từ cấp IV trở xuống
1. Tại điểm giao cắt giữa đường sắt có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 100 km/giờ với đường bộ, đường sắt giao nhau với đường bộ từ cấp IV trở xuống phải xây dựng đường ngang. Dự án đầu tư xây dựng đường ngang được thực hiện theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
...
Theo quy định trên, tại điểm giao cắt giữa đường sắt có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 100 km/giờ với đường bộ, đường sắt giao nhau với đường bộ từ cấp IV trở xuống phải xây dựng đường ngang. Dự án đầu tư xây dựng đường ngang được thực hiện theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
Như vậy, tại nơi đường sắt giao nhau với đường bộ từ cấp IV trở xuống phải xây dựng đường ngang.
Chấp thuận chủ trương xây dựng đường ngang trên đường sắt quốc gia (Hình từ Internet)
Ai có quyền chấp thuận chủ trương xây dựng đường ngang trên đường sắt quốc gia?
Thẩm quyền chấp thuận chủ trương xây dựng đường ngang được quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 65/2018/NĐ-CP như sau:
Đường sắt có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 100 km/giờ giao nhau với đường bộ; đường sắt giao nhau với đường bộ từ cấp IV trở xuống
...
2. Thẩm quyền chấp thuận chủ trương xây dựng đường ngang:
a) Bộ Giao thông vận tải đối với đường ngang xây dựng trên đường sắt quốc gia, đường ngang công cộng xây dựng trên đường sắt chuyên dùng liên quan đến quốc lộ;
b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với đường ngang công cộng xây dựng trên đường sắt chuyên dùng liên quan đến đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường bộ đô thị, đường bộ chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý;
c) Chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng đối với đường ngang chuyên dùng xây dựng trên đường sắt chuyên dùng.
...
Theo đó, Bộ Giao thông vận tải có quyền chấp thuận chủ trương xây dựng đường ngang đối với đường ngang xây dựng trên đường sắt quốc gia.
Hồ sơ và trình tự thực hiện chấp thuận chủ trương xây dựng đường ngang trên đường sắt quốc gia như thế nào?
Hồ sơ và trình tự thực hiện chấp thuận chủ trương xây dựng đường ngang được quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định 65/2018/NĐ-CP như sau:
Đường sắt có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 100 km/giờ giao nhau với đường bộ; đường sắt giao nhau với đường bộ từ cấp IV trở xuống
...
3. Hồ sơ và trình tự thực hiện chấp thuận chủ trương xây dựng đường ngang:
a) Khi lập dự án đầu tư xây dựng đường ngang, chủ đầu tư dự án có trách nhiệm lập 01 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương gồm: Văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và bình đồ khu vực xây dựng đường ngang;
b) Hồ sơ gửi đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều này có thể được gửi trực tiếp, gửi qua hệ thống bưu chính hoặc gửi bằng các hình thức phù hợp khác;
c) Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều này gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan; nếu hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc phải có văn bản trả lời và hướng dẫn chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này;
d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến, cơ quan, tổ chức có liên quan phải có văn bản trả lời; quá thời hạn trên, nếu không có ý kiến thì được coi là đồng ý và cơ quan, tổ chức đó phải chịu trách nhiệm về ý kiến của mình;
đ) Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải có văn bản chấp thuận theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
4. Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng, tổ chức, cá nhân sử dụng đường ngang có trách nhiệm thực hiện biện pháp đảm bảo an toàn giao thông đường sắt tại đường ngang.
5. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đường sắt đi qua chủ trì, phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt, chủ sở hữu đường sắt chuyên dùng, tổ chức, cá nhân liên quan để giải tỏa hành lang an toàn giao thông tại đường ngang theo quy định.
6. Chủ đầu tư xây dựng công trình mới có trách nhiệm đầu tư, xây dựng, nâng cấp, cải tạo và tổ chức quản lý, bảo trì, vận hành đường ngang theo quy định tại Nghị định này và các quy định khác có liên quan của pháp luật.
Theo quy định trên, hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương xây dựng đường ngang trên đường sắt quốc gia gồm:
- Văn bản đề nghị theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 65/2018/NĐ-CP;
- Bình đồ khu vực xây dựng đường ngang;
Hồ sơ gửi đến Bộ Giao thông vận tải, có thể được gửi trực tiếp, gửi qua hệ thống bưu chính hoặc gửi bằng các hình thức phù hợp khác;
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Giao thông vận tải gửi văn bản lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan; nếu hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 02 ngày làm việc phải có văn bản trả lời và hướng dẫn chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ theo quy định;
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến, cơ quan, tổ chức có liên quan phải có văn bản trả lời; quá thời hạn trên, nếu không có ý kiến thì được coi là đồng ý và cơ quan, tổ chức đó phải chịu trách nhiệm về ý kiến của mình;
Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải có văn bản chấp thuận theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 65/2018/NĐ-CP. Trường hợp không chấp thuận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giao thông đường sắt có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đề cương báo cáo nội dung về công tác thanh tra định kỳ mới nhất? Có bao nhiêu nguyên tắc hoạt động thanh tra?
- Trong chiến dịch Đông Xuân 1953 1954 Liên quân Việt Lào giải phóng thị xã Thà Khẹt vào thời gian nào?
- Có được trừ ngày nghỉ phép năm vào lịch nghỉ Tết âm lịch của người lao động tại các doanh nghiệp không?
- Cá nhân cải tạo nhà ở có phải kết hợp với việc giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa không?
- Chủ hàng hóa xuất nhập khẩu là người khai hải quan đúng không? Gian lận thuế là hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan?