Hồ sơ trình về việc đàm phán điều ước quốc tế bao gồm những tài liệu nào? Việc tổ chức đàm phán điều ước quốc tế được quy định thế nào?

Tôi có thắc mắc liên quan đến vấn đề đàm phán điều ước quốc tế. Cho tôi hỏi hồ sơ trình về việc đàm phán điều ước quốc tế bao gồm những tài liệu nào? Việc tổ chức đàm phán điều ước quốc tế được quy định thế nào? Câu hỏi của chị Hồng Hạnh ở Đồng Nai.

Hồ sơ trình về việc đàm phán điều ước quốc tế bao gồm những tài liệu nào?

Căn cứ Điều 11 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về hồ sơ trình về việc đàm phán điều ước quốc tế như sau:

Hồ sơ trình về việc đàm phán điều ước quốc tế
1. Hồ sơ trình về việc đàm phán điều ước quốc tế bao gồm:
a) Tờ trình của cơ quan trình, trong đó nêu rõ sự cần thiết, yêu cầu, mục đích đàm phán điều ước quốc tế; nội dung chính của điều ước quốc tế; đánh giá sơ bộ tác động chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội và các tác động khác của điều ước quốc tế; kết quả rà soát sơ bộ quy định của pháp luật hiện hành và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong cùng lĩnh vực, so sánh với nội dung chính của điều ước quốc tế dự kiến đàm phán; kiến nghị về việc đàm phán và ủy quyền đàm phán;
b) Ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức và kiến nghị biện pháp xử lý.
2. Trường hợp kiến nghị kết thúc đàm phán điều ước quốc tế thì hồ sơ trình phải có dự thảo điều ước quốc tế thể hiện phương án kết thúc đàm phán.

Theo đó, hồ sơ trình về việc đàm phán điều ước quốc tế bao gồm những tài liệu được quy định tại khoản 1 Điều 11 nêu trên.

Lưu ý, trường hợp kiến nghị kết thúc đàm phán điều ước quốc tế thì hồ sơ trình phải có dự thảo điều ước quốc tế thể hiện phương án kết thúc đàm phán.

Đàm phán điều ước quốc tế

Đàm phán điều ước quốc tế (Hình từ Internet)

Chủ thể nào có thẩm quyền quyết định đàm phán điều ước quốc tế?

Căn cứ Điều 10 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về thẩm quyền quyết định đàm phán điều ước quốc tế như sau:

Thẩm quyền quyết định đàm phán điều ước quốc tế
1. Chủ tịch nước quyết định đàm phán, ủy quyền đàm phán, chủ trương đàm phán và kết thúc đàm phán điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định đàm phán, ủy quyền đàm phán, chủ trương đàm phán và kết thúc đàm phán điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ.

Như vậy, Chủ tịch nước quyết định đàm phán, ủy quyền đàm phán, chủ trương đàm phán và kết thúc đàm phán điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước.

Thủ tướng Chính phủ quyết định đàm phán, ủy quyền đàm phán, chủ trương đàm phán và kết thúc đàm phán điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ.

Việc tổ chức đàm phán điều ước quốc tế được quy định thế nào?

Căn cứ Điều 12 Luật Điều ước quốc tế 2016 quy định về tổ chức đàm phán điều ước quốc tế như sau:

Tổ chức đàm phán điều ước quốc tế
1. Chính phủ tổ chức đàm phán điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước. Thủ tướng Chính phủ tổ chức đàm phán điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ.
2. Căn cứ vào quyết định của cơ quan quy định tại Điều 10 của Luật này, cơ quan đề xuất chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ phương án đàm phán, dự thảo điều ước quốc tế của phía Việt Nam và thành phần đoàn đàm phán.
3. Cơ quan đề xuất chủ trì tham vấn tổ chức đại diện đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của điều ước quốc tế trong quá trình đàm phán.
4. Cơ quan đề xuất kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề phát sinh trong quá trình đàm phán và kiến nghị biện pháp xử lý.
5. Chủ tịch nước, Chính phủ có trách nhiệm báo cáo Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc đàm phán điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền phê chuẩn của Quốc hội.

Theo đó, Chính phủ tổ chức đàm phán điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước. Và Thủ tướng Chính phủ tổ chức đàm phán điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ.

Căn cứ vào quyết định của cơ quan quy định tại Điều 10 nêu trên, cơ quan đề xuất chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ phương án đàm phán, dự thảo điều ước quốc tế của phía Việt Nam và thành phần đoàn đàm phán.

Chủ tịch nước, Chính phủ có trách nhiệm báo cáo Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc đàm phán điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền phê chuẩn của Quốc hội.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Điều ước quốc tế

Trần Thị Tuyết Vân

Điều ước quốc tế
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Điều ước quốc tế có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Điều ước quốc tế
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu đề nghị giảm thuế theo Điều ước quốc tế đối với cá nhân nước ngoài đăng ký kê khai trực tiếp với cơ quan thuế là mẫu nào?
Pháp luật
Điều ước quốc tế chỉ được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam sau khi đã được chuyển hóa vào pháp luật Việt Nam đúng không?
Pháp luật
Những kế hoạch hàng năm về hoạt động đối ngoại của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng là gì?
Pháp luật
Kế hoạch thực hiện các điều ước quốc tế về hoạt động đối ngoại thuộc thẩm quyền phê duyệt của ai?
Pháp luật
Hồ sơ đề xuất gia nhập điều ước quốc tế trong Công an nhân dân gồm những tài liệu nào? Trình tự đề xuất được quy định thế nào?
Pháp luật
Thông báo tạm đình chỉ việc thi hành điều ước quốc tế sẽ được thực hiện những biện pháp dự kiến của mình kể từ khi nào?
Pháp luật
Một điều ước quốc tế không có những quy định về việc rút khỏi điều ước đó nhưng vẫn có thể là đối tượng của việc rút khỏi khi nào?
Pháp luật
Những điều ước quốc tế nào phải được phê duyệt? Ai có thẩm quyền phê duyệt những điều ước quốc tế này?
Pháp luật
Bên nêu lên lý do nhằm chấm dứt điều ước quốc tế sẽ phải thông báo ý định của mình cho các bên khác gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Một điều ước quốc tế nhiều bên có bị chấm dứt chỉ vì lý do duy nhất là số lượng các bên trở nên thấp hơn số lượng cần thiết để điều ước có hiệu lực không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào