Hóa đơn của quỹ tín dụng nhân dân có được đặt in hóa đơn hay phải mua hóa đơn tại cơ quan thuế? Điều kiện để cấp Giấy phép hoạt động quỹ tín dụng nhân dân là gì?
Điều kiện để cấp Giấy phép hoạt động quỹ tín dụng nhân dân là gì?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 04/2015/TT-NHNN quy định về điều kiện để được cấp Giấy phép hoạt động quỹ tín dụng như sau:
"Điều 10. Điều kiện để được cấp Giấy phép
1. Có vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ tại thời điểm đề nghị cấp Giấy phép.
2. Có tối thiểu 30 thành viên đáp ứng quy định tại Điều 31 Thông tư này, có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn thành lập quỹ tín dụng nhân dân.
3. Người quản lý, thành viên Ban kiểm soát đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại các Điều 20, Điều 23 và Điều 24 Thông tư này.
4. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát phù hợp với quy định của Luật các tổ chức tín dụng và Thông tư này.
5. Có Điều lệ phù hợp với quy định tại Luật các tổ chức tín dụng, Luật Hợp tác xã và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
6. Có Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi trong 03 năm đầu hoạt động."
Theo đó để được cấp Giấy phép hoạt động quỹ tín dụng nhân dân thì phải có vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ tại thời điểm đề nghị cấp Giấy phép; Có tối thiểu 30 thành viên và người quản lý, thành viên Ban kiểm soát đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn của pháp luật; . Cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát phù hợp với quy định của Luật các tổ chức tín dụng và Thông tư này; có Điều lệ và Đề án thành lập.
Vế vốn điều lệ tối thiểu để thành lập quỹ tín dụng nhân dân thì có thể căn cứ vào Điều 2 Nghị 86/2019/NĐ-CP như sau:
"Điều 2. Mức vốn pháp định
1. Ngân hàng thương mại: 3.000 tỷ đồng.
2. Ngân hàng chính sách: 5.000 tỷ đồng.
3. Ngân hàng hợp tác xã: 3.000 tỷ đồng.
4. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: 15 triệu đô la Mỹ (USD).
5. Công ty tài chính: 500 tỷ đồng.
6. Công ty cho thuê tài chính: 150 tỷ đồng.
7. Tổ chức tài chính vi mô: 05 tỷ đồng.
8. Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một xã, một thị trấn (sau đây gọi là xã): 0,5 tỷ đồng.
9. Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn một phường; quỹ tín dụng nhân dân hoạt động trên địa bàn liên xã, liên xã phường, liên phường: 01 tỷ đồng"
Như vậy, vốn điều lệ tối thiểu hiện tại để thành lập quỹ tín dụng nhân dân là 0.5 tỷ đồng.
Quỹ tín dụng nhân dân
Để khai trương hoạt động quỹ tín dụng nhân dân thì cần phải thỏa những điều kiện nào?
Theo khoản 4 Điều 15 Thông tư 04/2015/TT-NHNN (sửa đổi bởi khoản 6 Điều 2 thông tư 21/2019/TT-NHNN và khoản 2 Điều 2 Thông tư 06/2017/TT-NHNN) quy định về khai trương hoạt động như sau:
"Điều 15. Khai trương hoạt động
4. Điều kiện khai trương hoạt động:
Quỹ tín dụng nhân dân được cấp Giấy phép chỉ được khai trương hoạt động khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã; có đủ vốn điều lệ được gửi vào tài khoản phong tỏa không hưởng lãi tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh ít nhất 30 ngày trước ngày khai trương hoạt động, vốn điều lệ được chấm dứt phong tỏa khi quỹ tín dụng nhân dân đã khai trương hoạt động;
b) Có trụ sở đủ điều kiện bảo đảm an toàn tài sản và phù hợp với yêu cầu hoạt động;
c) Đã công bố thông tin theo quy định tại khoản 3 Điều này;
d) Có cơ cấu tổ chức, bộ máy quản trị, điều hành, kiểm toán nội bộ, hệ thống kiểm soát nội bộ, quản lý rủi ro phù hợp với nội dung, phạm vi hoạt động;
đ) Có các quy định nội bộ theo quy định tại khoản 2 Điều 93 Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát quỹ tín dụng nhân dân.
Hóa đơn của quỹ tín dụng nhân dân có được đặt in hóa đơn hay phải mua hóa đơn tại cơ quan thuế?
Về quỹ tín dụng nhân dân hoạt động dưới hình thức hợp tác xã thì đây là 1 tổ chức kinh doanh theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng (là văn bản pháp luật kinh doanh chuyên ngành), do đó nó thuộc diện được sử dụng hóa đơn đặt in.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định về tạo hóa đơn đặt in như sau:
"Điều 8. Tạo hóa đơn đặt in
1. Đối tượng được tạo hóa đơn đặt in:
a) Tổ chức kinh doanh mới thành lập thuộc đối tượng được tự in hóa đơn theo hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư này nếu không sử dụng hóa đơn tự in thì được tạo hóa đơn đặt in để sử dụng cho các hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
b) Tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp không thuộc đối tượng mua hóa đơn của cơ quan thuế hướng dẫn tại Điều 11 và Điều 12 Thông tư này được tạo hóa đơn đặt in để sử dụng cho các hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ."
Trước khi đặt in hóa đơn lần đầu, tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp phải gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in (Mẫu số 3.14 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).
Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng Thông tư 39/2014/TT-BTC sẽ hết hiệu lực vào 30/06/2022 và được thay thế bằng Thông tư 68/2019/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành nên bạn cần tham khảo thông tư mới để điều chỉnh hóa đơn cho phù hợp với quy định của pháp luật.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Quỹ tín dụng nhân dân có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?