Hóa đơn viện phí có được sử dụng Bảng kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh đính kèm theo hay không?

Hóa đơn viện phí có được sử dụng Bảng kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh đính kèm theo hay không? - Câu hỏi của anh B.T.N (Lâm Đồng).

Hóa đơn viện phí có được sử dụng Bảng kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh đính kèm theo hay không?

Căn cứ tại Công văn 587/TCT-CS năm 2022 của Tổng cục Thuế về việc thực hiện hóa đơn điện tử hướng dẫn hóa đơn viện phí như sau:

Đối với hóa đơn điện tử phát hành theo quy định tại Thông tư 32/2011/TT-BTCThông tư 39/2014/TT-BTC thì không được sử dụng Bảng kê giấy đính kèm hóa đơn.

Trường hợp phát hành HĐĐT mới theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì được phép sử dụng Bảng kê đính kèm hóa đơn đối với một số loại hàng hóa, dịch vụ đặc thù quy định tại điểm a khoản 6 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.

Riêng các cơ sở y tế có sử dụng phần mềm quản lý viện phí và có lập Bảng kê chi phí KCB theo Mẫu số 01/KBCB thì trong một đợt khám/chữa bệnh, cơ sở y tế có thể căn cứ vào các mục chi phí chính tại Bảng kê để tổng hợp lập HĐĐT, đảm bảo nguyên tắc lập, thời điểm lập và nội dung của hóa đơn theo quy định.

Trong đó, tại mục tên hàng, dịch vụ phải thể hiện rõ: chi phí khám bệnh; ngày giường; xét nghiệm; chẩn đoán hình ảnh; thủ thuật; phẫu thuật; thuốc, dịch truyền; vật tư y tế...

Hóa đơn viện phí có được sử dụng Bảng kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh đính kèm theo hay không?

Hóa đơn viện phí có được sử dụng Bảng kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh đính kèm theo hay không?

Mẫu Bảng kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh như thế nào?

Mẫu số 01/KBCB ban hành kèm theo Quyết định 6556/QĐ-BYT năm 2018 của Bộ Y tế:

Tải mẫu Bảng kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại đây: tải

Bộ Y tế quy định Bảng kê viện phí áp dụng như thế nào?

Căn cứ Quyết định 6556/QĐ-BYT năm 2018, Bộ y tế cũng quy định rõ Bảng kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh áp dụng chung cho tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; áp dụng cho các trường hợp khám bệnh, chữa bệnh nội trú; khám bệnh, chữa bệnh điều trị ban ngày và khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú.

Đồng thời trong một đợt khám bệnh hoặc một điều trị đối với mỗi một người bệnh, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm lập 01 (một) bảng kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh để lưu cùng với hồ sơ khám bệnh, chữa bệnh của người bệnh đó và 01 (một) bảng kê để cung cấp cho người bệnh.

Lưu ý: Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ kê những mục có phát sinh chi phí và giữ nguyên số thứ tự mã Mục quy định trong mẫu bảng kê chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

Giá của dịch vụ khám chữa bệnh được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 110 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, giá của dịch vụ khám chữa bệnh được quy định như sau:

Giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
1. Giá dịch ,vụ khám bệnh, chữa bệnh bao gồm các yếu tố sau đây:
a) Giá thành toàn bộ của dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Tích lũy hoặc lợi nhuận dự kiến (nếu có);
c) Các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
2. Giá thành toàn bộ của dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bao gồm các chi phí sau đây:
a) Chi phí nhân công bao gồm tiền lương, tiền công phù hợp với loại hình cung cấp dịch vụ, các khoản đóng góp theo lương và các khoản phụ cấp theo quy định;
b) Chi phí trực tiếp bao gồm chi phí thuốc, hóa chất, máu, chế phẩm máu và chi phí nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, nhiên liệu, năng lượng sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh và các khoản chi phí trực tiếp khác;
c) Chi phí khấu hao thiết bị y tế, tài sản cố định;
d) Chi phí quản lý bao gồm chi phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị y tế, tài sản cố định, chi phí bảo vệ môi trường, kiểm soát nhiễm khuẩn, chi phí đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ thông tin, chi phí mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, chi phí quản lý chất lượng, lãi vay (nếu có) và các chi phí khác có liên quan đến hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
3. Việc định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm phù hợp với loại hình cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và các nguyên tắc sau đây:
a) Bù đắp chi phí thực hiện khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với quy định tại điểm b và điểm c khoản 4 Điều này;
b) Hài hòa lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và người bệnh;
c) Rà soát các yếu tố hình thành giá để điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp cần thiết. Việc điều chỉnh giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm phù hợp với các căn cứ định giá quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Việc định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh dựa trên các căn cứ sau đây:
a) Yếu tố hình thành giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm định giá;
b) Quan hệ cung cầu của dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, khả năng chi trả của người bệnh;
c) Chủ trương, chính sách, pháp Luật về tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong từng thời kỳ, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ theo lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh do Chính phủ quy định.
...

Theo đó, giá của dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được xây dựng dựa trên chi phí nhân công, chi phí thuốc, hóa chất, máu, chế phẩm máu và chi phí nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, nhiên liệu, năng lượng sử dụng trong khám bệnh, chữa bệnh, chi phí vật tư...

Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có hiệu lực từ ngày 01/01/2024

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chi phí khám chữa bệnh

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

Chi phí khám chữa bệnh
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chi phí khám chữa bệnh có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào