Hòa giải ở cơ sở có hòa giải vụ việc về ly hôn hay không? Khi ly hôn thì có bắt buộc hòa giải ở cơ sở là Ủy ban nhân dân xã, phường không?
Khi ly hôn thì có bắt buộc hòa giải ở cơ sở là Ủy ban nhân dân xã, phường không?
Mặc dù thẩm quyền giải quyết ly hôn thuộc về Tòa án nhưng nhiều người vẫn theo thói quen nộp hồ sơ ly hôn ở Ủy ban nhân dân xã, phường. Tuy nhiên, bởi Tòa án trực tiếp thụ lý đơn yêu cầu ly hôn nên không cần phải nộp hồ sơ đến Ủy ban nhân dân xã, phường.
Mặt khác, tại Điều 52 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Khuyến khích hòa giải ở cơ sở
Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.
Bên cạnh đó căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Luật Hòa giải cơ sở 2013 như sau:
1. Hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật này.
2. Cơ sở là thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác (sau đây gọi chung là thôn, tổ dân phố).
Theo đó, khi vợ chồng có yêu cầu ly hôn, Nhà nước và xã hội khuyến khích hòa giải ở cơ sở.
Trong đó, cơ sở gồm thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố.
Ngoài ra, tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Hòa giải tại Tòa án
Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Theo đó, sau khi thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án cũng sẽ tiến hành hòa giải theo quy định.
Có thể thấy, pháp luật chỉ đặt ra trường hợp hòa giải ở thôn, làng mà không phải ở UBND xã, phường. Đặc biệt, việc hòa giải này, chỉ là hình thức khuyến khích mà không phải bắt buộc.
Từ những phân tích trên, có thể thấy việc ly hôn không thể giải quyết được tại UBND xã, phường.
Hòa giải ở cơ sở (Hình từ Internet)
Hòa giải ở cơ sở có hòa giải vụ việc về ly hôn hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013 như sau:
Phạm vi hòa giải ở cơ sở
1. Việc hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật, trừ các trường hợp sau đây:
a) Mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng;
b) Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình, giao dịch dân sự mà theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự không được hòa giải;
c) Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử lý vi phạm hành chính;
d) Mâu thuẫn, tranh chấp khác không được hòa giải ở cơ sở theo quy định pháp luật.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, hòa giải ở cơ sở có hòa giải vụ việc về ly hôn thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở.
Nguyên tắc tổ chức và chính sách về việc hòa giải ở cơ sở như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 và Điều 5 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013 như sau:
Nguyên tắc tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở
1. Tôn trọng sự tự nguyện của các bên; không bắt buộc, áp đặt các bên trong hòa giải ở cơ sở.
2. Bảo đảm phù hợp với chính sách, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân; phát huy tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình, dòng họ và cộng đồng dân cư; quan tâm đến quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật và người cao tuổi.
3. Khách quan, công bằng, kịp thời, có lý, có tình; giữ bí mật thông tin đời tư của các bên, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 10 của Luật này.
4. Tôn trọng ý chí, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng.
5. Bảo đảm bình đẳng giới trong tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở.
6. Không lợi dụng hòa giải ở cơ sở để ngăn cản các bên liên quan bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật hoặc trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính, xử lý về hình sự.
Chính sách của Nhà nước về hòa giải ở cơ sở
1. Khuyến khích các bên giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp bằng hình thức hòa giải ở cơ sở và các hình thức hòa giải thích hợp khác.
Khuyến khích những người có uy tín trong gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư tham gia hòa giải ở cơ sở và tham gia các hình thức hòa giải thích hợp khác.
2. Phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong công tác hòa giải ở cơ sở.
3. Tạo điều kiện, hỗ trợ cho hoạt động hòa giải ở cơ sở; khuyến khích tổ chức, cá nhân đóng góp, hỗ trợ cho hoạt động hòa giải ở cơ sở.
Như vậy, nguyên tắc tổ chức và chính sách về việc hòa giải ở cơ sở thực hiện theo quy định trên.
Lê Đình Khôi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hòa giải ở cơ sở có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?