Hòa giải viên có thể giải quyết tranh chấp phát sinh về mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu ở cơ sở khi chứng kiến mâu thuẫn do không hợp lối sống không?
- Tranh chấp phát sinh từ mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu do không hợp lối sống có thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở hay không?
- Hòa giải viên có thể giải quyết tranh chấp về mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu ở cơ sở khi chứng kiến mâu thuẫn về lối sống hay không?
- Hòa giải viên có nghĩa vụ phải thông báo cho tổ trưởng tổ hòa giải trong trường hợp thấy mâu thuẫn giữa mẹ chồng nàng dâu có thể gây mất trật tự công cộng hay không?
Tranh chấp phát sinh từ mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu do không hợp lối sống có thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở hay không?
Tranh chấp phát sinh về mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu có thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở hay không? (Hình từ Internet)
Căn cứ tại điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định 15/2014/NĐ-CP về phạm vi hòa giải cơ sở như sau:
Phạm vi hòa giải ở cơ sở
1. Hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật sau đây:
a) Mâu thuẫn giữa các bên (do khác nhau về quan niệm sống, lối sống, tính tình không hợp hoặc mâu thuẫn trong việc sử dụng lối đi qua nhà, lối đi chung, sử dụng điện, nước sinh hoạt, công trình phụ, giờ giấc sinh hoạt, gây mất vệ sinh chung hoặc các lý do khác);
b) Tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự như tranh chấp về quyền sở hữu, nghĩa vụ dân sự, hợp đồng dân sự, thừa kế, quyền sử dụng đất;
c) Tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình như tranh chấp phát sinh từ quan hệ giữa vợ, chồng; quan hệ giữa cha mẹ và con; quan hệ giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa anh, chị, em và giữa các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; ly hôn;
d) Vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật những việc vi phạm đó chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính;
đ) Vi phạm pháp luật hình sự trong các trường hợp sau đây:
Không bị khởi tố vụ án theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật tố tụng hình sự và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
Pháp luật quy định chỉ khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại, nhưng người bị hại không yêu cầu khởi tố theo quy định tại Khoản 1 Điều 105 của Bộ luật tố tụng hình sự và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
Vụ án đã được khởi tố, nhưng sau đó có quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng về đình chỉ điều tra theo quy định tại Khoản 2 Điều 164 của Bộ luật tố tụng hình sự hoặc đình chỉ vụ án theo quy định tại Khoản 1 Điều 169 của Bộ luật tố tụng hình sự và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
e) Vi phạm pháp luật bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định tại Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc có đủ điều kiện để áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Chương II Phần thứ năm của Luật xử lý vi phạm hành chính;
g) Những vụ, việc khác mà pháp luật không cấm.
Như vậy, tranh chấp phát sinh từ mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu do không hợp lối sống thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở.
Hòa giải viên có thể giải quyết tranh chấp về mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu ở cơ sở khi chứng kiến mâu thuẫn về lối sống hay không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 16 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013 về căn cứ tiến hành hòa giải như sau:
Căn cứ tiến hành hòa giải
Hòa giải ở cơ sở được tiến hành khi có một trong các căn cứ sau đây:
1. Một bên hoặc các bên yêu cầu hòa giải;
2. Hòa giải viên chứng kiến hoặc biết vụ, việc thuộc phạm vi hòa giải;
3. Theo phân công của tổ trưởng tổ hòa giải hoặc đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Đồng thời, như đã phân tích ở mục 1 thì tranh chấp phát sinh từ mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu do không hợp lối sống thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở.
Như vậy, Hòa giải viên có thể giải quyết tranh chấp về mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu ở cơ sở khi chứng kiến mâu thuẫn do không hợp lối sống.
Hòa giải viên có nghĩa vụ phải thông báo cho tổ trưởng tổ hòa giải trong trường hợp thấy mâu thuẫn giữa mẹ chồng nàng dâu có thể gây mất trật tự công cộng hay không?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 10 Luật Hòa giải ở cơ sở 2013 về nghĩa vụ của hòa giải viên như sau:
Nghĩa vụ của hòa giải viên
1. Thực hiện hòa giải khi có căn cứ theo quy định tại Điều 16 của Luật này.
2. Tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 4 của Luật này.
3. Từ chối tiến hành hòa giải nếu bản thân có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ, việc hòa giải hoặc vì lý do khác dẫn đến không thể bảo đảm khách quan, công bằng trong hòa giải.
4. Thông báo kịp thời cho tổ trưởng tổ hòa giải để báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có biện pháp phòng ngừa trong trường hợp thấy mâu thuẫn, tranh chấp nghiêm trọng có thể dẫn đến hành vi bạo lực gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của các bên hoặc gây mất trật tự công cộng.
5. Thông báo kịp thời cho tổ trưởng tổ hòa giải để báo cáo cơ quan có thẩm quyền xử lý trong trường hợp phát hiện mâu thuẫn, tranh chấp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về hình sự.
Như vậy, Hòa giải viên có nghĩa vụ phải thông báo kịp thời cho tổ trưởng tổ hòa giải trong trường hợp thấy mâu thuẫn giữa mẹ chồng nàng dâu có thể gây mất trật tự công cộng.
Tóm lại, hòa giải viên có thể giải quyết tranh chấp phát sinh từ mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu ở cơ sở khi chứng kiến mâu thuẫn do không hợp lối sống.
Phan Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hòa giải viên có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự của cơ sở kinh doanh các loại pháo sẽ do cơ quan nào cấp?
- Hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư chuyển sang hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư có được nộp bổ sung chứng từ?
- Hợp đồng chìa khóa trao tay có phải là hợp đồng xây dựng không? Nội dung của hợp đồng chìa khóa trao tay gồm những gì?
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?