Hoa tiêu hàng hải được chia thành những hạng nào? Khi hoa tiêu dẫn tàu gây ra tai nạn hàng hải thì xử lý như thế nào?
Hạng của hoa tiêu hàng hải quy định thế nào?
Theo Điều 3 Thông tư 27/2016/TT-BGTVT quy định hạng hoa tiêu hàng hải như sau:
- Hoa tiêu hàng hải hạng Ba là hoa tiêu được cấp GCNKNCMHTHH hạng Ba. Hoa tiêu hàng hải hạng Ba được phép dẫn các loại tàu biển có tổng dung tích đến 4000 GT và có chiều dài tối đa đến 115 m.
- Hoa tiêu hàng hải hạng Nhì là hoa tiêu được cấp GCNKNCMHTHH hạng Nhì. Hoa tiêu hàng hải hạng Nhì được phép dẫn các loại tàu biển có tổng dung tích đến 10.000 GT và có chiều dài tối đa đến 145 m.
- Hoa tiêu hàng hải hạng Nhất là hoa tiêu được cấp GCNKNCMHTHH hạng Nhất. Hoa tiêu hàng hải hạng Nhất được phép dẫn các loại tàu biển có tổng dung tích đến 20.000 GT và có chiều dài tối đa đến 175 m.
- Hoa tiêu hàng hải Ngoại hạng là hoa tiêu được cấp GCNKNCMHTHH Ngoại hạng. Hoa tiêu hàng hải Ngoại hạng được phép dẫn tất cả các loại tàu biển.
- Hoa tiêu hàng hải được phép dẫn các loại tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa, tàu ngầm, tàu lặn, kho chứa nổi, giàn di động, thủy phi cơ và tàu quân sự nước ngoài đến Việt Nam tương ứng với hạng hoa tiêu quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều này.
Hoa tiêu hàng hải
Hoa tiêu hàng hải dẫn tàu gây ra tai nạn hàng hải bị xử lý như thế nào?
Điều 21 Thông tư 27/2016/TT-BGTVT quy định về kéo dài thời gian nâng hạng và thu hồi Giấy chứng nhận như sau:
- Trong thời gian đảm nhiệm chức danh, hoa tiêu hàng hải dẫn tàu có lỗi dẫn đến tai nạn hàng hải ít nghiêm trọng thì thời gian nâng hạng của hoa tiêu sẽ kéo dài thêm 03 tháng, nghiêm trọng thì thời gian nâng hạng của hoa tiêu sẽ kéo dài thêm 06 tháng, đặc biệt nghiêm trọng thì thời gian nâng hạng của hoa tiêu sẽ kéo dài thêm 12 tháng.
- Các Giấy chứng nhận được cấp theo quy định tại Thông tư này bị thu hồi khi vi phạm một trong các trường hợp sau đây:
+ Sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung Giấy chứng nhận;
+ Mua bán, cho thuê, cho mượn Giấy chứng nhận;
+ Khai báo sai lệch thông tin hoặc sử dụng giấy tờ giả mạo trong hồ sơ xin cấp, gia hạn, cấp lại Giấy chứng nhận;
+ Thuyền trưởng tự dẫn tàu để xẩy ra tai nạn hàng hải;
+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, hoa tiêu hàng hải dẫn tàu gây ra tai nạn hàng hải tùy vào mức độ mà có thể bị kéo dài thời gian nâng hạng từ 03 tháng đến 12 tháng.
Hoa tiêu dẫn tàu gây ra tai nạn hàng hải bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Bên cạnh việc kéo dài thời gian nâng hạng hoa tiêu thì đối với hoa tiêu dẫn tàu gây ra tai nạn hàng hải sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Căn cứ Điều 45 Nghị định 142/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 1 Nghị định 123/2021/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022 quy định trong khi dẫn tàu của hoa tiêu hàng hải như sau:
"...
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Hoa tiêu hàng hải dẫn tàu vào neo đậu, cập cầu hoặc di chuyển trong vùng nước cảng khi chưa có lệnh điều động hoặc sai vị trí chỉ định của Cảng vụ hàng hải;
b) Từ chối dẫn tàu mà không có lý do chính đáng hoặc không thông báo kịp thời cho Cảng vụ hàng hải hoặc tổ chức hoa tiêu hàng hải về việc từ chối dẫn tàu;
c) Tự ý dẫn tàu không đúng tuyến luồng hàng hải đã được công bố;
d) Hoa tiêu dẫn tàu có lỗi dẫn đến tai nạn hàng hải ít nghiêm trọng.
4. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với hành vi hoa tiêu có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/01 lít khí thở khi dẫn tàu.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Hoa tiêu dẫn tàu có lỗi dẫn đến tai nạn hàng hải nghiêm trọng;
b) Hoa tiêu chỉ dẫn cho thuyền trưởng điều động tàu thuyền được dẫn chạy quá tốc độ cho phép từ 01 hải lý/giờ đến 02 hải lý/giờ.
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Hoa tiêu dẫn tàu có lỗi dẫn đến tai nạn hàng hải đặc biệt nghiêm trọng;
b) Hoa tiêu chỉ dẫn cho thuyền trưởng điều động tàu thuyền được dẫn chạy quá tốc độ cho phép trên 02 hải lý/giờ hoặc chạy ngược chiều hoặc tránh vượt nhau tại khu vực cấm tránh vượt;
c) Hoa tiêu có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/01 lít khí thở khi dẫn tàu.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với các hành vi vi phạm được quy định tại khoản 2 và điểm a khoản 5 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải có thời hạn từ 06 tháng đến 09 tháng đối với các hành vi vi phạm được quy định tại khoản 4 và điểm a khoản 6 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải có thời hạn từ 09 tháng đến 12 tháng đối với các hành vi vi phạm được quy định tại điểm c khoản 6 Điều này."
Theo quy định tại điểm d khoản 3, điểm a khoản 5, điểm a khoản 6 Điều 45 Nghị định 142/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 1 Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì hoa tiêu dẫn tàu gây tai nạn hàng hải bị xử phạt từ 10-40 triệu đồng. Đồng thời, tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải có thời hạn từ 03 tháng đến 09 tháng.
Lưu ý: Mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân (Điều 5 Nghị định 142/2017/NĐ-CP).
Phạm Tiến Đạt
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hàng hải có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng biên chế của hệ thống chính trị được quyết định theo nhiệm kỳ nào? Nội dung quản lý biên chế?
- Mẫu số 3A lập báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu qua mạng là mẫu nào? Báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu gồm những gì?
- Phương pháp sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ 1/1/2025 theo Thông tư 68 mới nhất như thế nào?
- Người lao động có được bồi dưỡng bằng hiện vật khi làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm không?
- Anh em họ hàng xa có yêu nhau được không? Anh em họ hàng xa yêu nhau có vi phạm pháp luật không?