Hoán đổi trái phiếu là gì? Ngân hàng chính sách có được xây dựng lại phương án hoán đổi trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh không?
Hoán đổi trái phiếu là gì?
Hoán đổi trái phiếu được giải thích tại khoản 13 Điều 2 Nghị định 01/2011/NĐ-CP thì hoán đổi trái phiếu là việc mua, bán hai mã trái phiếu khác nhau của cùng một chủ thể phát hành tại cùng một thời điểm với mục tiêu cơ cấu lại danh mục nợ.
Hoán đổi trái phiếu là gì? Ngân hàng chính sách có được xây dựng lại phương án hoán đổi trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh không? (Hình từ Internet)
Ngân hàng chính sách có được xây dựng lại phương án hoán đổi trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh không?
Ngân hàng chính sách có được xây dựng lại phương án hoán đổi trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh không, thì theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 49 Nghị định 91/2018/NĐ-CP như sau:
Tổ chức phát hành và thanh toán trái phiếu
…
7. Mua lại, hoán đổi trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh:
a) Ngân hàng chính sách có thể mua lại, hoán đổi trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh để cơ cấu lại nợ. Việc mua lại, hoán đổi trái phiếu phải đảm bảo công khai, minh bạch và theo nguyên tắc thị trường;
b) Ngân hàng chính sách xây dựng phương án mua lại, hoán đổi trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bằng văn bản trước khi tổ chức thực hiện. Phương án mua lại, hoán đổi gồm những nội dung cơ bản sau đây: mục đích mua lại, hoán đổi; điều kiện, điều khoản của trái phiếu dự kiến mua lại, hoán đổi; thời gian dự kiến tổ chức thực hiện; nguồn vốn để mua lại, hoán đổi; dự kiến dư nợ trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh sau khi thực hiện mua lại, hoán đổi;
c) Chậm nhất là 10 ngày làm việc trước ngày tổ chức mua lại hoặc hoán đổi trái phiếu, ngân hàng chính sách gửi văn bản đề nghị Bộ Tài chính thông báo khung lãi suất mua lại trái phiếu hoặc khung lãi suất chiết khấu để hoán đổi trái phiếu;
d) Chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đợt mua lại, hoán đổi trái phiếu được bảo lãnh theo đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ngân hàng chính sách có trách nhiệm báo cáo Bộ Tài chính kết quả thực hiện mua lại, hoán đổi trái phiếu được bảo lãnh để Bộ Tài chính xác định và điều chỉnh nghĩa vụ bảo lãnh thực tế:
đ) Nguồn vốn để mua lại, chi phí tổ chức mua lại, hoán đổi trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh do ngân hàng chính sách chi trả;
e) Quy trình tổ chức mua lại, hoán đổi trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Tài chính về mua lại, hoán đổi các công cụ nợ của Chính phủ.
Như vậy, theo quy định trên thì ngân hàng chính sách xây dựng lại phương án hoán đổi trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bằng văn bản trước khi tổ chức thực hiện.
Phương án mua lại, hoán đổi gồm những nội dung cơ bản sau đây:
- Mục đích hoán đổi;
- Điều kiện, điều khoản của trái phiếu dự kiến hoán đổi;
- Thời gian dự kiến tổ chức thực hiện;
- Nguồn vốn để hoán đổi;
- Dự kiến dư nợ trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh sau khi thực hiện hoán đổi.
Đề án phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh có cần phương án dự kiến việc hoán đổi trái phiếu được bảo lãnh không?
Đề án phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh có cần phương án dự kiến việc hoán đổi trái phiếu được bảo lãnh không, thì theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 47 Nghị định 91/2018/NĐ-CP như sau:
Hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ đối với khoản phát hành trái phiếu
1. Văn bản đề nghị cấp bảo lãnh chính phủ của ngân hàng chính sách đối với khoản phát hành trái phiếu ở thị trường trong nước.
2. Đề án phát hành trái phiếu bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Đề xuất nhu cầu huy động và sử dụng vốn thực hiện chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước theo hạn mức tăng trưởng tín dụng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó bao gồm nguồn vốn từ phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh;
b) Phương án huy động các nguồn vốn thực hiện chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước, trong đó có nguồn vốn phát hành trái phiếu;
c) Dự kiến điều kiện, điều khoản của trái phiếu bao gồm: khối lượng; kỳ hạn (từ 01 năm trở lên); phương thức thanh toán lãi, gốc trái phiếu;
d) Dự kiến kế hoạch phát hành và sử dụng vốn trái phiếu;
đ) Phương án sử dụng và quản lý vốn trái phiếu và dự kiến việc mua lại, hoán đổi trái phiếu được bảo lãnh (nếu có);
e) Phương án bố trí nguồn vốn thanh toán gốc, lãi trái phiếu khi đến hạn;
g) Các cam kết của đối tượng được bảo lãnh đối với đối tượng mua trái phiếu;
h) Tình hình tài chính của ngân hàng chính sách trong 03 năm liền kề trước năm kế hoạch, bao gồm vốn chủ sở hữu, tổng tài sản, tổng nguồn vốn huy động, tổng thu, tổng chi, chênh lệch thu - chi và tình hình cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý của Nhà nước cho ngân hàng chính sách;
…
Theo quy định trên thì đề án phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh nếu có phương án dự kiến việc hoán đổi trái phiếu được bảo lãnh thì phải có trong đề án.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Trái phiếu có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?
- Mẫu Đơn đề nghị tách hội mới nhất? Hướng dẫn lập đơn đề nghị tách hội? Tải về mẫu đơn đề nghị tách hội ở đâu?
- Tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu cho phép đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc theo Thông tư 38/2024 thế nào?
- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có tư cách pháp nhân không? Nguồn thu hoạt động sự nghiệp của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai?
- Có được phép chuyển đổi công năng nhà ở từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội hay không?