Hoạt dộng chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài có phải chịu thuế giá trị gia tăng hay không?
Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài là gì?
Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài được giải thích theo khoản 10 Điều 2 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 như sau:
7. Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.
...
10. Chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài là việc chuyển giao công nghệ từ lãnh thổ Việt Nam qua biên giới ra nước ngoài.
Theo đó, chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài được hiểu là việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ từ lãnh thổ Việt Nam qua biên giới ra nước ngoài.
Hoạt dộng chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài có phải chịu thuế giá trị gia tăng hay không? (Hình từ Internet)
Hoạt dộng chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài có phải chịu thuế giá trị gia tăng hay không?
Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ thuộc một trong các đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng theo khoản 21 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 như sau:
21. Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ; phần mềm máy tính.
Các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% được quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 130/2016/TT-BTC) như sau:
Thuế suất 0%
...
3. Các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% gồm:
- Tái bảo hiểm ra nước ngoài; chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài; chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng, đầu tư chứng khoán ra nước ngoài; dịch vụ tài chính phái sinh; dịch vụ bưu chính, viễn thông chiều đi ra nước ngoài (bao gồm cả dịch vụ bưu chính viễn thông cung cấp cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; cung cấp thẻ cào điện thoại di động đã có mã số, mệnh giá đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào khu phi thuế quan); sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản hướng dẫn tại khoản 23 Điều 4 Thông tư này; thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu; hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho cá nhân không đăng ký kinh doanh trong khu phi thuế quan, trừ các trường hợp khác theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Thuốc lá, rượu, bia nhập khẩu sau đó xuất khẩu thì khi xuất khẩu không phải tính thuế GTGT đầu ra nhưng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
...
Bên cạnh đó, căn cứ theo hướng dẫn của Công văn 68699/CT-TTHT năm 2020 về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp, giá trị gia tăng đối với khoản thu từ chuyển giao công nghệ như sau:
Căn cứ các quy định nêu trên, Cục thuế TP Hà Nội trả lời nguyên tắc như sau:
- Về Thuế GTGT: Hoạt động chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng; trường hợp không tách riêng được thì thuế GTGT được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị”, theo hướng dẫn tại Khoản 21 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC nêu trên.
- Về thuế TNDN: Thu nhập phát sinh từ hoạt động chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật chuyển giao công nghệ là thu nhập chịu thuế TNDN theo hướng dẫn tại Điều 7 Thông tư số 78/2014/TT-BTC và Điều 2 Thông tư số 96/2015/TT-BTC nêu trên.
Như vậy, căn cứ các quy định trên, hoat động chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
+ Trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng.
+ Trường hợp không tách riêng được thì thuế GTGT được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị.
Hạn chế chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài trong trường hợp nào?
Hạn chế chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài trong trường hợp khoản 2 Điều 10 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 như sau:
- Tạo ra các sản phẩm truyền thống, sản xuất theo bí quyết truyền thống hoặc sử dụng, tạo ra chủng, loại giống trong nông nghiệp, khoáng chất, vật liệu quý hiếm đặc trưng của Việt Nam;
- Tạo ra sản phẩm xuất khẩu vào thị trường cạnh tranh với mặt hàng xuất khẩu chủ lực quốc gia của Việt Nam.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chuyển giao công nghệ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?